Thứ sáu, 17/05/2024

Các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó về đơn hàng từ quý 4/2022 đến tháng 6 năm 2023

29/09/2022 9:11 AM (GMT+7)

Các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó khăn về đơn đặt hàng từ quý 4/222 cho đến tháng 6 năm 2023, do lo ngại lạm phát và hàng tồn kho mức cao của khách hàng...

Các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó về đơn hàng từ quý 4/2022 đến tháng 6 năm 2023  - Ảnh 1.

Ngành dệt mạy dự báo sẽ gặp khó từ quý 4/2022 đến hết tháng 6/2023. Ảnh: Quốc Hải

Báo cáo cập nhật ngành dệt may của SSI Research vừa công bố cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 31,3 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, tăng 16,4%. Trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 24,3 tỷ USD, tăng 24,6% và kim ngạch xuất khẩu sợi đạt 3,5 tỷ USD, giảm 5%. 

Xuất khẩu sang Mỹ đạt 12,9 tỷ USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ và chiếm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Trong tháng 8 năm 2022, xuất khẩu hàng may mặc đạt 3,7 tỷ USD, tăng 53%. SSI Research cho rằng đây là kết quả theo tháng cao kỷ lục cả về tốc độ tăng trưởng và số liệu tuyệt đối. Một số công ty như Dệt may TNG (HNX: TNG) và Dệt may Thành Công (HoSE: TCM) vẫn nhận được một số lượng lớn đơn đặt hàng để giao cho mùa lễ hội trong quý 3 năm nay.

Tuy nhiên, theo SSI Research, tình hình trong quý 4/2022 sẽ không khả quan. 

Cụ thể, về đơn đặt hàng, đơn vị này cho rằng các công ty dệt may gặp khó khăn từ quý 4/2022 cho đến 6 tháng đầu năm 2023 do lo ngại lạm phát và lượng hàng tồn kho ở mức cao của khách hàng. 

Các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó về đơn hàng từ quý 4/2022 đến tháng 6 năm 2023  - Ảnh 2.

Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Nguồn: SSI Research.

Trong nửa đầu tháng 9 năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 1,2 tỷ USD, giảm 48% so với nửa đầu tháng 8 năm 2022, cho thấy sự chậm lại đáng kể trong đơn đặt hàng. Số lượng đơn đặt hàng trong quý 4 thấp hơn 25-50% so với quý 2 (tương đương với mức giảm doanh thu 15-20% so với cùng kỳ)

Trong đó, tác động sẽ nghiêm trọng hơn đối với những doanh nghiệp có khách hàng chủ yếu ở Mỹ và EU so với những doanh nghiệp có lượng khách hàng lớn ở Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Chẳng hạn, với Dệt may Thành Công, do doanh nghiệp này có doanh thu xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm 40% tổng doanh thu. SSI Research nhận định các công ty tương tự có thể ghi nhận mức giảm doanh thu thấp hơn những doanh nghiệp tập trung hơn vào thị trường Mỹ và EU như May Sông Hồng (HoSE: MSH) và Gilimex (HoSE: GIL).

Các doanh nghiệp dệt may sẽ gặp khó về đơn hàng từ quý 4/2022 đến tháng 6 năm 2023  - Ảnh 3.

Giá sợi nhập khẩu của Việt Nam. Nguồn: SSI Research

Về giá bán, hầu hết các khách hàng đang đàm phán để giảm đơn đặt hàng. Những đơn hàng CMT, đơn hàng mà khách hàng chỉ phải trả chi phí nhân công, hiện cũng đang bị ép giá. Các nhà sản xuất sợi đã chứng kiến giá bán bình quân giảm 8% so với cùng kỳ trong tháng 8.

Về chi phí nguyên liệu, giá sợi bông và polyester đã giảm gần đây. Các công ty dự báo chi phí vải sẽ bắt đầu giảm trong quý IV khi nhu cầu vẫn chưa được phục hồi.

Về tác động của tỷ giá, dù các công ty dệt may đều ghi nhận doanh thu bằng USD nhưng hầu hết các chi phí cũng được ghi nhận bằng USD như chi phí nguyên vật liệu, chi phí logistics và chi phí lãi vay. 

"Tỷ giá USD/VND được dự báo sẽ tiếp tục giảm trong nửa cuối năm 2022, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có chi phí bằng USD cao như Sợi Thế Kỷ (HoSE: STK), Dệt may Thành Công và Dệt may TNG", chuyên gia của SSI Research, nêu.

Với những ảnh hưởng trên, SSI Research dự báo các doanh nghiệp dệt may sẽ ghi nhận doanh thu giảm và lỗ ròng trong 6 tháng đầu năm 2023.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.