Chủ nhật, 05/05/2024

Cá tra xuất sang Trung Quốc đang tăng vọt đột ngột lao dốc

14/12/2022 8:28 AM (GMT+7)

Sau khi liên tục tăng trưởng cao trong 10 tháng liên tiếp, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đột ngột lao dốc trong tháng 11 với mức giảm 46%. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn là thị trường thu hút số lượng doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam đông đảo nhất.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nguyên nhân xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong tháng 11 sụt giảm do chính sách Zero Covid với những hạn chế kéo dài đã khiến thị trường thuỷ sản Trung Quốc suy yếu kéo theo nhu cầu thuỷ sản và giá thuỷ sản trên thị trường giảm mạnh.

Số liệu thống kê và thu thập tại 68 chợ đầu mối trên toàn quốc cho thấy, trong tháng 9, doanh số bán hàng thủy sản của các doanh nghiệp giảm gần 20% so với cùng kỳ năm 2021. Giá hải sản trung bình ở mức 3,41 USD/kg, giảm 12%. Giá thủy sản nước ngọt giảm 6,3% xuống mức trung bình 2,64 USD/kg, trong khi khối lượng thủy sản nước ngọt bán ra giảm 16,5%.

Cá tra xuất sang Trung Quốc đang tăng vọt đột ngột lao dốc - Ảnh 1.

Hiện có hơn 160 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc.

VASEP cho biết, dù xuất khẩu trong tháng 11 giảm mạnh, nhưng tính đến hết tháng 11, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc đạt 636 triệu USD tăng 81% so với cùng kỳ. Trong khi đó, xuất khẩu sang Hồng Kông - Trung Quốc đạt gần 38 triệu USD, tăng 46%. Riêng sản phẩm cá tra phile đông lạnh mã HS 0304 xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 472 triệu USD, chiếm 74% giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường này.

Sản phẩm cá tra của Việt Nam được nhập khẩu vào Trung Quốc qua 24 cảng, cửa khẩu của nước này. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở Quảng Đông, chiếm 29-30%, Thiên Tân khoảng 12%, Sơn Đông 12%, Thượng Hải 11%. Tiếp đến là Trạm Giang 105, Bắc Kinh 9%, Phúc Kiến 8% và Quảng Tây, Hồ Bắc, Liêu Ninh, Giang Tô…

VASEP đánh giá, trong thời gian tới, diễn biến thị trường Trung Quốc vẫn còn khó đoán và phụ thuộc đáng kể vào việc nước này điều chỉnh ra sao về chính sách kiểm soát Zero Covid. Tuy nhiên, các doanh nghiệp thuỷ sản thế giới và Việt Nam đều kỳ vọng vào sự ổn định của thị trường này vì đây vẫn là thị trường tiêu thụ cao bậc nhất hiện nay.

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Phú Quốc thêm một lần bị khách nội quay lưng

Trong vòng 5 năm trở lại đây, du lịch Phú Quốc chứng kiến nhiều biến động về lượng khách. Từ năm 2023, nỗ lực hút khách nội của địa phương vẫn chưa đạt hiệu quả.

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Kể từ khi triển khai hệ thống KRX với thị trường chứng khoán Việt Nam, HoSE đã có 8 lần dời lịch vận hành vào những năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và mới đây nhất là ngày 2/5/2024.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.