Chủ nhật, 19/05/2024

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan: Khó khăn trong xuất khẩu nông sản còn kéo dài

08/01/2022 4:55 PM (GMT+7)

Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho biết, trong bối cảnh Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid”, những khó khăn trong xuất khẩu nông sản dự kiến còn kéo dài.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan vừa đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chủ động rà soát năng lực, nhu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh, chế biến nông sản; kết nối tiêu thụ nội địa giữa các doanh nghiệp sản xuất, hợp tác xã, bà con nông dân với doanh nghiệp thu mua, cơ sở chế biến, các hệ thống phân phối, tiêu thụ hoặc thông qua các Diễn đàn kết nối tiêu thụ nông sản.

Theo ông Hoan, thời gian qua, tình trạng nông sản bị ùn ứ tại các cửa khẩu phía Bắc khi vào vụ thu hoạch vẫn xảy ra. Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã quyết liệt nhưng vấn đề trên vẫn chưa được giải quyết triệt để. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Trung Quốc thực hiện chính sách “Zero Covid”, những khó khăn trong xuất khẩu nông sản dự kiến sẽ còn kéo dài.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương chỉ đạo các cơ quan, đoàn thể trong hệ thống chính trị, khuyến khích các DN tại địa phương thực hiện mạnh mẽ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm thúc đẩy tiêu thụ nông sản, đặc biệt trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Đặc biệt, các địa phương cần theo dõi, dự báo và lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ, đồng thời, phối hợp với các tỉnh biên giới điều tiết thời điểm xuất khẩu hàng nông sản; chỉ đạo việc quy hoạch, xây dựng các trung tâm logistics nông sản, hệ thống kho lạnh gắn với vùng nguyên liệu nhằm phân loại, sơ chế, bảo quản, nâng cao giá trị và bảo đảm chất lượng nông sản trước khi tiêu thụ, xuất khẩu.

Ngoài ra, các địa phương sớm chỉ đạo Sở NN&PTNT rà soát cụ thể quy mô, sản lượng các loại nông sản chủ lực, triển khai hiệu quả các giải pháp cấp mã số vùng trồng, mã số ao nuôi thủy sản; thực hiện chuẩn hóa chất lượng theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ,…và các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu quy định. Các địa phương phối hợp với Bộ NN&PTNT trong quá trình đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản, khai thác tối đa các FTA đã ký kết.

Trung Quốc khôi phục thông quan tại cửa khẩu Sóc Giang và Trà Lĩnh

Chính quyền tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) thông báo khôi phục thông quan tại cửa khẩu Bình Mãng (phía Việt Nam là cửa khẩu Sóc Giang, tỉnh Cao Bằng) kể từ 10h ngày 7 tháng 1.

Trước đó, Trung Quốc đã mở lại cửa khẩu Long Bang (Việt Nam gọi là Trà Lĩnh, Cao Bằng). Các cửa khẩu khác sẽ từng bước được khôi phục dựa trên đánh giá về tình hình dịch bệnh và công tác phòng chống dịch bệnh

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có thư gửi Bí thư Khu ủy Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây để trao đổi về tình hình thông quan và biện pháp giải tỏa ùn tắc tại cửa khẩu.

Bộ trưởng Diên đề nghị Trung Quốc thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước về mở rộng thương mại và duy trì chuỗi cung ứng, đồng thời đề xuất Quảng Tây và các địa phương biên giới Việt Nam cùng trao đổi để nhanh chóng giải tỏa tình trạng ùn tắc hàng hóa tại hai bên cửa khẩu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.