Thứ năm, 02/05/2024

Bí quyết giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong chăn nuôi

03/09/2022 6:00 AM (GMT+7)

Trong chăn nuôi, chi phí đầu vào bao gồm nhiều khâu từ giống, thức ăn, phòng chống dịch bệnh, kỹ thuật chăn nuôi... Việc tìm ra những giải pháp tối ưu, tiết kiệm chi phí là điều hết sức quan trọng để tăng lợi nhuận.

Tự phối trộn thức ăn tinh

Trước đây, việc sử dụng thức ăn công nghiệp trở thành thói quen, phổ biến với người chăn nuôi. Tuy nhiên, hiện nay trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao (30 - 40% so với cùng kỳ), người chăn nuôi có thể kết hợp vừa cho ăn thức ăn công nghiệp vừa cho ăn thức ăn truyền thống.

Trong đó, sử dụng cám gạo, ngô, trộn thức ăn xanh để cho lợn, gia cầm ăn. Đặc biệt trong chăn nuôi lợn bản địa, lợn rừng, gà thả vườn, gà đồi, có thể dùng các loại ngô, thóc, rau, cỏ để cho con vật ăn, vừa duy trì tăng trọng vừa tận dụng thức ăn sẵn có tại địa phương.

Bí quyết giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận trong chăn nuôi - Ảnh 1.

Tận dụng cỏ, phụ phẩm nông nghiệp để chăn nuôi trâu, bò.

Giải pháp tự phối trộn thức ăn tinh, thức ăn hỗn hợp thời điểm này cũng là điều cần làm. Hiện nay có nhiều công thức để thực hiện việc phối trộn cho lợn, gia cầm ở các lứa tuổi, giai đoạn sinh trưởng khác nhau. Phương pháp phối trộn có thể là bán công nghiệp, thủ công tùy vào điều kiện, quy mô chăn nuôi của từng hộ. Nguyên liệu vẫn là từ sản phẩm nông nghiệp sẵn có (như cám, tấm gạo, đỗ tương, bột cá, bột sò, khoáng premix…).

Tuy nhiên, việc tự phối trộn phải lưu ý về kỹ thuật khi phối trộn, kỹ thuật bảo quản để đảm bảo chất lượng thức ăn, đảm bảo sức tăng trọng cho con vật sau khi sử dụng. Trên thực tế nhiều hộ cũng chủ động tự phối trộn nhưng kỹ thuật phối trộn không bảo đảm, bảo quản không tốt, tổng hạch toán không những không giảm lại còn cao hơn chi phí bình thường khi sử dụng thức ăn công nghiệp.

Lưu ý, thức ăn dùng để phối trộn phải đảm bảo mới, tươi, không sử dụng thức ăn đã biến chất, biến màu, biến mùi, đổi vị hay đã xuất hiện nấm mốc, không sử dụng thức ăn đã bị xuống dinh dưỡng. Cần chọn nhiều thành phần phối trộn (như cám ngô, cám gạo, tấm, bột sò, bột cá, vi tamin, premix khoáng...) để đảm bảo cân đối trong khẩu phần.

Khi trộn (dùng máy hay thủ công) sao cho đều nhất, và bảo quản trong điều kiện tốt nhất tránh nấm mốc (nhất là mùa mưa, không khí ẩm thấp). Khi cho ăn, cần theo dõi mức độ tăng trọng, tính toán tổng chi phí khi tự phối trộn thức ăn với tổng chi phí khác về thuốc thú y, tốc độ tăng trưởng, nhân công lao động sao có hiệu quả mới tiếp tục thực hiện việc tự phối trộn thức ăn.

Thực hiện tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng

Trong chăn nuôi, việc tuân thủ đúng kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cũng là giải pháp quan trọng làm giảm chi phí. Theo đó, cho vật nuôi ăn đúng bữa (ngày 2 - 3 lần), đúng giờ, đúng dụng cụ (kể cả người cho ăn) để tạo phản xạ có điều kiện cho con vật ăn tốt và ăn hết khẩu phần.


Đối với chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên ngành cần rà soát quy hoạch vùng chăn nuôi, khu giết mổ tập trung trên địa bàn cho phù hợp. Cần bám sát vào định hướng quy hoạch chăn nuôi của tỉnh, TP. Rà soát các vùng chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhân rộng các mô hình chăn nuôi theo chuỗi liên kết có hiệu quả.

Bên cạnh đó, tăng cường khuyến cáo cơ sở sản xuất, đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn điều chỉnh giá bán phù hợp trên tinh thần chia sẻ với người chăn nuôi vượt qua khó khăn trước mắt. Kiểm tra xử lý chống hàng giả, gian lận thương mại, lợi dụng việc giá thức ăn chăn nuôi và các mặt hàng thiết yếu phục vụ chăn nuôi đang tăng cao, người chăn nuôi đang khó khăn để trà trộn hàng giả, hàng kém chất lượng.

Việc cung cấp thức ăn cho vật nuôi đúng giờ có tác dụng tạo tính thèm ăn, tạo phản xạ để con vật tăng tiết các dịch tiêu hóa hấp thu sẽ tốt hơn nhiều lần so với bình thường. Không nên thay đổi thức ăn đột ngột, trường hợp phải thay đổi khẩu phần, nên thay đổi từ từ để con vật thích ứng với điều kiện mới; đồng thời đảm bảo cho con vật uống nước sạch và uống tự do. Tốt nhất là sử dụng hệ thống máng uống tự động để con vật uống tùy theo nhu cầu cơ thể.

Riêng trong chăn nuôi lợn, gia cầm sử dụng thức ăn đậm đặc trộn với tấm, ngô cho lợn ăn sống rất thuận lợi, tiết kiệm nhiều chất đốt và thời gian. Song cần lưu ý là thức ăn sống khi cho ăn cần cho 1 ít nước, hơi ẩm để lợn, gia cầm không bị bụi cám khi tranh nhau ăn.

Bên cạnh đó, cần bổ sung chế phẩm vi sinh để nâng khả năng hấp thu, tận dụng lợi thế vi sinh vật có lợi (kể cả trong các  loại thức ăn ủ xanh, ủ rơm với ure). Việc bổ sung chế phẩm vi sinh vào thức ăn phải đảm bảo nguyên tắc không dùng kháng sinh, vì kháng sinh làm mất tác dụng của vi sinh vật và giảm hiệu quả. Nếu sử dụng chế phẩm vi sinh bằng cách rải xuống nền chuồng hoặc phun sương trong chuồng, thì không phun hóa chất khử trùng trong chuồng nuôi.

Cơ sở chăn nuôi có thể tự trộn chế phẩm vi sinh với thức ăn tại trại, hoặc sử dụng thức ăn công nghiệp đã được bổ sung chế phẩm vi sinh của cơ sở sản xuất có uy tín, đảm bảo chất lượng và có truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Các cơ sở chăn nuôi có thể lập khẩu phần thức ăn theo điều kiện của cơ sở và nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương theo một giai đoạn hoặc nhiều giai đoạn nuôi dưỡng.

Ngoài việc bổ sung vào thức ăn, người nuôi còn có thể bổ sung chế phẩm vi sinh vào nước uống, đệm lót phân chuồng và phun trong không gian chuồng nuôi khi có dịch bệnh để tăng khả năng hấp thu cho con vật, hạn chế các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh truyền nhiễm.

Chủ động tiêm vaccine, phòng chống dịch bệnh

Một giải pháp quan trọng nữa đó là chủ động phòng chống dịch bệnh. Trong đó, tiêm phòng vaccine đầy đủ cho vật nuôi là giải pháp tối ưu hàng đầu. Nếu bệnh dịch xảy ra, người chăn nuôi không chỉ tốn kém kinh phí, thời gian chữa trị, mà trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, sinh trưởng, phát triển của vật nuôi. Nguy hiểm hơn là sự tồn dư mầm bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm trong chuồng nuôi, làm bùng phát dịch bệnh không chỉ trong hộ mà con lây lan ngoài cộng đồng, lúc đó thiệt hại kinh tế là rất lớn.

Bí quyết giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận trong chăn nuôi - Ảnh 3.

Tiêm vaccine phòng bệnh cho vật nuôi

Phòng bệnh phải thực hiện đồng bộ nhiều khâu, từ xây dựng chuồng trại, trang bị vật dụng chuồng nuôi đến kỹ thuật chọn giống, chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh và xuất bán vật nuôi. Thực hiện tốt điều này đã làm giảm chi phí lớn trong bối cảnh chăn nuôi hiện tại.

Chuồng trại phải đảm bảo phù hợp với từng đối tượng vật nuôi, đảm bảo thoáng mát, ấm áp khi mùa Đông sắp tới, đảm bảo cách ly với môi trường xung quanh. Định kỳ tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa nuôi; vệ sinh và phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi.

Trước khi nuôi lứa mới, cần chuẩn bị đầy đủ điều kiện như chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị đã vệ sinh sạch sẽ và vật tư cần thiết như thức ăn, nước uống, thuốc thú y thiết yếu đảm bảo chất lượng. Vật nuôi nên mua từ cơ sở giống có uy tín, chất lượng, khi mới mua về phải nhốt riêng tại khu cách ly để đảm bảo an toàn, không mắc bệnh truyền nhiễm mới đưa vào khu chăn nuôi.

Thực hiện tốt quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, chăn nuôi an toàn sinh học cũng là một giải pháp hữu hiệu phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi. Thực hiện nghiêm ngặt việc tiêm phòng đối với các bệnh đã có vaccine phòng bệnh (Cúm gia cầm, Tai xanh, LMLM, Viêm da nổi cục trâu bò…). Trường hợp vật nuôi ốm cần được cách ly và điều trị, vật nuôi chết phải xử lý theo quy định của thú y.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xe điện hết nóng

Xe điện hết nóng

Tesla được xem là hàn thử biểu đo lường độ nóng của thị trường xe điện; và khác với những năm trước, chiếc hàn thử biểu này đang lạnh dần.

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

Thương mại TP. Hồ Chí Minh ngày càng văn minh, hiện đại

49 năm sau ngày thống nhất đất nước với hơn 30 năm đổi mới và phát triển, ngành thương mại TP. Hồ Chí Minh đã “lột xác” theo hướng văn minh, hiện đại.

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Hệ thống KRX lần thứ 8 "lỗi hẹn" với thị trường chứng khoán Việt

Kể từ khi triển khai hệ thống KRX với thị trường chứng khoán Việt Nam, HoSE đã có 8 lần dời lịch vận hành vào những năm 2015, 2017, 2019, 2020, 2021, 2022, 2023 và mới đây nhất là ngày 2/5/2024.

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Với độ mở lớn, kinh tế Việt Nam chịu tác động ra sao từ Fed, vàng và USD?

Tỷ giá USD/VND hiện nay đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 10 năm qua. Các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND.

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu vàng lần thứ 2 bị huỷ: Chuyên gia tài chính nói gì?

Phiên đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng sáng nay (ngày 25/4) tiếp tục bị huỷ. Ngân hàng Nhà nước thông báo nguyên nhân do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Tạm biệt trường chuyên cấp 2: Những vấn đề còn bỏ ngỏ

Rào cản lớn nhất hiện nay là những góc nhìn không đồng thuận với sự tồn tại của "trường chuyên, lớp chọn" từ cấp THCS. Nhưng đừng quên nhu cầu giáo dục trong một xã hội đang phát triển là rất đa dạng.