Thứ năm, 25/04/2024

Bén duyên xứ Mường, trồng cam, nhãn “hái” tiền tỷ

09/12/2021 1:00 PM (GMT+7)

Quê Hưng Yên, anh Vũ Văn Thuấn bươn chải khắp vùng Tây Bắc thu mua mía đưa về xuôi để bán. Rồi anh quyết định gắn bó cuộc đời mình với mảnh đất Cao Phong (Hòa Bình). Giờ đây anh Vũ Văn Thuấn sở hữu 10ha trồng cam và 1ha trồng nhãn, cho thu nhập tiền tỷ mỗi năm.

Thu tiền tỷ từ trồng cam, nhãn

Sinh ra trong gia đình thuần nông, lại đông anh em, đến khi trưởng thành anh Thuấn cũng bắt đầu học đi buôn như bao thanh niên thời đó. Nhưng những năm 1990 khi đó, chẳng ai trong gia đình cũng như bạn bè có thể hiểu được chàng trai Thuấn có thể buôn bán gì được ở Tây Bắc hẻo lánh.

Ấy thế mà ai cũng ngỡ ngàng, anh lên Sơn La, Hòa Bình thu mua mía của bà con rồi chuyển về xuôi bán kiếm lời. Hết vụ mía, anh chuyển sang mua cam, bưởi. Thời ấy ít người dưới xuôi lên đây làm ăn nên anh ít phải cạnh tranh, dành dụm cũng có được khoản kha khá dắt lưng.

Anh Thuấn kể: "Có đợt mưa lũ, xe dưới xuôi không lên đánh hàng được, tôi phải thuê xe từ Sơn La chuyển mía xuống dưới Hà Nội để đổ buôn, bán không hết lại đi rao lẻ từng chợ".


Bén duyên xứ Mường,  trồng cam, nhãn “hái” tiền tỷ - Ảnh 1.

Anh Vũ Văn Thuấn (xóm Chiềng, xã Thung Nai, Cao Phong, Hòa Bình) đang trồng 10ha cam và 1ha nhãn cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Ảnh: Minh Ngọc

Với giá cam năm nay dao động từ 13.000 - 15.000 đồng/kg, anh Thuấn sẽ thu về hơn 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, mỗi năm anh cũng có thu nhập hơn 100 triệu đồng từ bán nhãn.

Đến năm 2000 anh bén "duyên tình" với một người con gái xứ Mường ở đất Cao Phong. Sau đó, hai người cưới nhau và anh Thuấn quyết định ở lại đây lập nghiệp.

Anh Thuấn nghỉ hẳn nghề đi buôn, tậu đất trồng cam như bao hộ dân ở Cao Phong bấy giờ. Trò chuyện với tôi, anh bảo: "Có lẽ mình sinh ở đất Khoái Châu vốn nổi tiếng giỏi trồng trọt nên cũng có tí gen trong người".

Đến nay, sau hơn 20 năm gắn bó với mảnh đất Cao Phong, anh Thuấn đã sở hữu 10ha trồng cam và 1ha trồng nhãn lồng Hưng Yên. Vùng đất 10ha trồng cam này, anh mua lại từ hộ gia đình ở xóm Chiềng, xã Thung Nai. Để vào được vườn, tôi theo chân anh từ xã Bắc Phong phải vượt núi, băng rừng khoảng 1 giờ mới đến nơi.

Anh Thuấn cho biết, với 10ha trồng các loại cam như cam canh, cam V2 thì hiện có 5ha đã cho thu hoạch. Vụ cam 2021, sản lượng thu hoạch dự kiến 100 tấn, tăng hơn so với năm 2020 (chỉ đạt 70 tấn).

Với giá cam năm nay dao động từ 13.000 - 15.000 đồng/kg, anh Thuấn sẽ thu về hơn 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, mỗi năm anh cũng có thu nhập hơn 100 triệu đồng từ bán nhãn.

Chia sẻ về vụ cam năm nay, anh Thuấn nói: "Mọi năm, thời điểm này đã có rất nhiều thương lái đến thăm vườn và đặt mua, nhưng năm nay hiện mới có 2 thương lái là mối quen đặt hàng với số lượng ít hơn năm ngoái".

"Vua" cam xứ Mường

Bén duyên xứ Mường,  trồng cam, nhãn “hái” tiền tỷ - Ảnh 3.

Anh Vũ Văn Thuấn vui mừng khi sản lượng cam thu hoạch năm nay dự kiến cao hơn năm trước. Ảnh: Minh Ngọc

"Để xây dựng thương hiệu cam Cao Phong phát triển ổn định và bền vững, các ngành chức năng cần đẩy mạnh hướng dẫn, định hướng cho nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, phát triển bền vững vùng cam hàng hóa; tổ chức liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm".

Anh Vũ Văn Thuấn

Trong suốt buổi chiều trò chuyện cùng tôi, anh Thuấn luôn nhắc đi nhắc lại về việc muốn thành công trong nông nghiệp thì đòi hỏi phải rất kiên trì. Anh nhớ lại câu chuyện của chính bản thân mình cách đây vài năm, đó là giá cam năm ấy xuống thấp chỉ còn 8.000 – 10.000 đồng/kg, thương lái đến vườn thì ép giá nên "ức" quá anh thuê xe chở cam xuống Hà Nội đổ buôn, rồi bán lẻ tại các chợ.

Sẽ chẳng ai hình dung ra được hình ảnh "vua cam" xứ Mường sở hữu diện tích 10ha lại phải ngồi chợ để bán từng kg cam. Nhưng với anh Thuấn thì điều này lại rất bình thường, thậm chí anh đã một vài lần làm điều này khi thương lái ép giá đến mức "khó chịu".

Ngồi nhâm nhí chèn trà nóng mới pha trên ngôi nhà sàn theo kiến trúc của người Mường, anh Thuấn và tôi trò chuyện đến cuối chiều thì cũng là lúc 2 công nhân làm thuê cho gia đình anh mới về thăm quê nay quay trở lại để làm việc. Mặc dù có diện tích trồng cam lớn nhất xóm Chiềng, thế nhưng anh Thuấn đúng theo phong cách của "vua" trồng cam: "Có 2 công nhân làm thuê cho gia đình tôi, người lâu thì được hơn 5 năm, người mới thì đã gần 2 năm. Chăm sóc 10ha cam chỉ có 2 người đó làm. Khi nào phun thuốc, thu hoạch thì tôi mới thuê thêm người. Còn tôi thì chỉ đạo thôi".

"Tôi ở trong này có 1 mình, 2 tuần hay có khi cả tháng mới ra ngoài kia thăm vợ và các con. Nhiều lúc ở 1 mình với cả vườn cam rộng lớn cũng thấy buồn, nhưng biết làm sao được khi cuộc đời mình bén duyên, kết trái với mảnh đất này, với cây cam Cao Phong" - anh Thuấn chia sẻ.

Trong bữa cơm tối, anh Thuấn cũng "khoe" với tôi rằng: anh thường xuyên chia sẻ về kỹ thuật chăm sóc cam cho các hộ dân xung quanh. Có đợt vườn cam nhà hàng xóm bị sâu bệnh, anh còn lặn lội về dưới Khoái Châu (Hưng Yên) để lấy thuốc giúp họ.

Khi được hỏi về kỹ thuật trồng cam của anh có gì khác so với các hộ dân xung quanh, anh Thuấn cho hay, chế độ phân bón là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp tới cả năng suất và chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, anh rất thận trọng lựa chọn phân bón và cách sử dụng. Anh chọn các loại phân bón nằm trong danh mục được phép sử dụng, phân vi sinh và phân hữu cơ đã qua xử lý để đảm bảo hạn chế mức tối đa các nguồn gây bệnh...

Đối với cam Cao Phong lòng vàng, anh Thuấn cũng cho biết, người trồng phải chú ý đến kỹ thuật, quan trọng nhất là khâu trồng cây con với các quy trình kỹ thuật như: đào hố 60 x 60 hoặc 80 x 80cm (chiều rộng, chiều sâu). Để cho đất hả hơi, rồi đảo đất cùng với 2kg phân lân không đạm, phân được ủ sẵn, 0,5kg vôi bột. Sau 1 tháng mới trồng cây và chăm bón, tưới tiêu. Có như vậy cây mới đủ chất dinh dưỡng phát triển tốt, cho sai quả. 


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh số 5 ông lớn thương mại điện tử tăng trưởng mạnh, ngành làm đẹp hốt bạc

Doanh thu bán lẻ trên 5 sàn Thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với Q1/ 2023, chưa bao gồm doanh thu từ các phiên livestream.

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

Bán lẻ hiện đại TP.HCM tiếp tục "quyến rũ"

TP.HCM, đầu tàu kinh tế của khu vực phía Nam, vẫn là thỏi nam châm cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ. Các kênh hiện đại như chuỗi bán lẻ và trung tâm mua sắm ghi nhận nhiều địa chỉ mới.

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Những con số từ Singapore làm ấm lòng giới xuất khẩu gạo Việt Nam

Việt Nam lần đầu tiên trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm 32.03% thị phần trong quý 1 năm nay, vượt qua kim ngạch của gạo Ấn Độ và Thái Lan.

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Walmart và loạt đại gia bán lẻ ở Mexico, Venezuela đến Việt Nam săn hàng Việt

Một loạt nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Mỹ la tinh cho biết sẽ đến Việt Nam tìm nhà cung cấp thuộc nhiều ngành hàng như thực phẩm, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng…

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4

Chỉ còn 1 tuần nữa đến kỳ nghỉ 5 ngày từ 27-4 đến 1-5, giá vé máy bay từ Hà Nội/TP HCM tới các điểm du lịch nhiều chặng bay gần cạn vé, song có một số đường bay đã được bổ sung nhiều chuyến bay đêm, tăng cung nhiều vé giá mềm

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Việt Nam bất ngờ trở thành nhà cung cấp lớn nhất tinh bột sắn cho Trung Quốc

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng trở lại trong tháng 3/2024 nâng sản lượng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn trong 3 tháng đầu năm 2024 đạt 944.930 tấn, trị giá 430,44 triệu USD. Đặc biệt, Việt Nam vượt Thái Lan trở thành thị trường cung cấp tinh bột sắn lớn nhất cho Trung Quốc.