Thứ năm, 25/04/2024

Bay thẳng Việt Nam – Mỹ: Cạnh tranh giá vé là chuyện sống còn

24/09/2021 7:00 AM (GMT+7)

Hai hãng hàng không Vietnam Airlines và Bamboo Airways vừa đạt được các thỏa thuận về việc mở đường bay thẳng Việt Nam – Mỹ là một dấu mốc quan trọng hàng không Việt Nam vươn tầm thế giới.

Giá vé bay thẳng quyết định tất cả

Đường bay thẳng Việt Nam – Mỹ là một trong những mục tiêu có từ rất lâu của ngành hàng không Việt Nam, được mong chờ sớm chính thức đưa vào khai thác trong tương lai không xa. Đến nay, giấc mơ ấy đang dần dần được hiện thực hoá bởi 2 hãng hàng không Vietnam Airlines và Bamboo Airways.

Tuy nhiên, để mở được đường bay thẳng Việt Nam – Mỹ, các hãng hàng không Vietnam Airlines và Bamboo Airways sẽ phải đối diện với rất nhiều thử thách từ việc cạnh tranh giá vé máy bay với các hãng hàng không khác trên thế giới. Cạnh tranh về số lượng hành khách, kích cầu du lịch trong nước và quốc tế.

Phân tích về những khó khăn này, trao đổi với PV Dân Việt, TS. Nguyễn Đình Cung, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ cho rằng: "Việc bay thẳng tới Mỹ, đang có sự cạnh tranh rất lớn với các hãng hàng không trên thế giới về giá vé máy bay, hành khách có đủ để lấp đầy máy bay. Các hãng hàng không Việt cần phải tính toán kỹ xem có đủ sức cạnh tranh và hạn chế việc bay nhưng bị lỗ. Nếu bay tới Mỹ mà dễ dàng và có lãi thì Vietnam Airlines đã thực hiện chuyến bay từ lâu rồi chứ không phải chờ đợi tới bây giờ", 

Bay thẳng Việt Nam – Mỹ: Cạnh tranh giá vé mới là câu  chuyện "sống còn" - Ảnh 1.

Chuyến bay của hãng hàng không BamBoo Airways thực hiện trong thời gian các địa phương giãn cách xã hội. Ảnh:BB

Còn nhớ trước đây, khi trả lời báo chí Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết từng đưa ra tính toán về chi phí mở đường bay thẳng Việt Nam – Mỹ: "Giả sử Bamboo phải thuê 1 tàu bay 787, nếu thuê tàu bay khoảng 1 triệu USD/tháng khoảng 23 tỷ đồng, khoảng 61 tỷ chi phí nguyên tiền xăng dầu cho 1 tháng.

Qua đó, 1 tháng bay được 17 ngày, mỗi chuyến bay thông thường 15 tiếng, nếu bay vào mùa đông khoảng tháng 12, tháng 1 ngược gió thành 17 tiếng. Chi phí kỹ thuật 16 tỷ, chi phí dịch vụ mặt đất 1 tỷ...

Về thu, nếu giả sử bán vé trung bình 1.100 USD, sẽ thu về trên 240 khách. Tuy máy bay 787-9 có 310 ghế, song máy sẽ phải giảm đi để có thêm ghế hạng C. Trung bình 240 ghế x 1.100 USD cả chiều đi chiều về, số tiền thu về ước khoảng 116 tỷ 300 triệu đồng. Số lỗ khoảng 14 tỷ.

Thế nhưng, nếu bán vé tăng lên mức trung bình 1.300 USD cho khứ hồi, số lãi rơi vào 8,4 tỷ. Như vậy hiệu quả đường bay hoàn toàn phụ thuộc giá vé.

Tại Việt Nam chưa có chuyến bay thẳng Việt Nam – Mỹ. Các chuyến bay đều phải dừng 1 hoặc 2 chặng bay rồi mới được nối chuyến bay tới Mỹ.

Về giá vé máy bay cho những chuyến bay nối chặng này giao động từ 550 USD đến 750 SUD tuỳ vào từng chuyến bay của các hãng hàng không thực hiện. Như vậy, nếu so sánh với với giá vé mà Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đưa ra có vẻ như vé máy bay thẳng Việt Nam – Mỹ đang có giá cao hơn, nhưng đổi lại, hành khách sẽ nhận được những gì?

TS. Đinh Thế Hiển - chuyên gia kinh tế cho rằng: "Với giá vé máy bay mà ông Trịnh Văn Quyết thông tin là hợp lý, không đắt".

Bay thẳng Việt Nam – Mỹ: Cạnh tranh giá vé với các hãng hàng không khác sẽ là thử thách - Ảnh 2.

Bảng giá vé máy bay đi Mỹ giá rẻ 2021, đang được niêm yết trên VietnamBooking. Ảnh: Chụp màn hình

TS. Đinh Thế Hiển phân tích: "Tại sao tôi nói hợp lý? Nếu ai từng bay từ Việt Nam đi Mỹ thì mới thấu hiểu tất cả những gì sẽ phải trải qua. Vé máy bay giá rẻ thì chúng ta sẽ hưởng dịch vụ tương xứng giá rẻ, và vé máy bay đắt chúng ta cũng sẽ được hưởng dịch vụ tốt".

Việc bay thẳng Việt Nam – Mỹ và bay vòng dừng 1 hoặc 2 điểm dừng khác nhau rất lớn. Thứ nhất bay thẳng chúng ta sẽ không phải dừng tại các sân bay trung chuyển. Như vậy. hành khách sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian (khoảng 12 – 15 tiếng).

Thứ hai, bay thẳng chúng ta hạn chế được các rủi ro thiệt hại về thời gian, như máy bay gặp sự cố, sân bay quá tải dẫn tới chuyến bay bị delay. Như vậy, nếu phải bỏ thêm tiền mà tránh được các rủi ro về delay, tiết kiệm được 12 – 15 tiếng thì hoàn toàn hợp lý.

TS. Đinh Thế Hiển cho biết, nói là 12 – 15 tiếng có vẻ đơn giản, nhưng "thời gian là vàng là bạc" đối với du học sinh, các chuyên gia, Việt kiều, người lao động. Ví dụ: Học sinh, người lao động được nghỉ 3 ngày mà muốn về Việt Nam thăm gia đình, nhưng khi bay về Việt Nam mà tiết kiệm được 12 – 15 tiếng không phải chờ đợi máy bay thì có đáng quý hay không?.

Bay thẳng Việt Nam – Mỹ mở ra nhiều cơ hội

Bay thẳng Việt Nam – Mỹ: Cạnh tranh giá vé mới là câu  chuyện "sống còn" - Ảnh 3.

Chuyến bay Vietnam Airlines thí điểm cách ly tập trung 7 ngày với công dân từ Pháp về nước. Ảnh VNA

Theo Cục Hàng không Việt Nam, mục tiêu bay thẳng tới Mỹ đã có từ nhiều năm nay. Các hãng hàng không Việt Nam đã triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, từ công tác nghiên cứu thị trường, xác định sản phẩm bay hiệu quả tới việc đáp ứng Mức 1 (Category 1) về năng lực giám sát an toàn hàng không theo quy định của Cục Hàng không Mỹ (FAA).

Cùng với đó là công tác chuẩn bị kỹ thuật, làm chủ công nghệ khai thác, bảo dưỡng chủng loại tàu bay thế hệ mới, để có thể thực hiện chuyến bay xuyên Thái Bình Dương tới Mỹ.

Từng đánh giá về việc mở đường bay thẳng Việt Nam – Mỹ, tại tọa đàm "Bay thẳng Việt Nam - Mỹ", Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường cho biết, mở đường bay thẳng Việt Nam – Mỹ sẽ khẳng định thương hiệu hàng không Việt Nam ở tầm quốc tế.

Việc này cũng nâng vị thế cạnh tranh trên thị trường và đặc biệt đóng góp rất lớn trong nhiệm vụ chính trị, ngoại giao, tăng cường kết nối, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam với các cường quốc và các nước trên thế giới.

Những năm qua, Việt Nam đang hướng đến mục tiêu trở thành một công xưởng của các doanh nghiệp FDI thế hệ mới, rất nhiều sản phẩm của công xưởng mới phải vận chuyển bằng máy bay.

Với mục tiêu này, khi các doanh nghiệp FDI tăng cường, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không quốc tế là rất lớn. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tiềm năng rất lớn về du lịch, mở ra rất nhiều tiềm năng cho ngành hàng không.

Đặc biệt, Việt Nam có khoảng 2 triệu kiều bào tại Mỹ, nên nhu cầu bay để về nước của họ rất lớn, cũng như số người từ Việt Nam sang Mỹ thăm người thân cũng không hề nhỏ. Đặc biệt, Mỹ là nơi có nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới, và ngày càng nhiều du học sinh Việt Nam sang Mỹ, đây cũng là nơi thu hút rất nhiều doanh nhân khởi nghiệp từ các nước trong đó có Việt Nam.

Do đó, việc mở đường bay thẳng Việt Nam – Mỹ sẽ là cơ hội rất lớn để ngành hàng không vươn tầm thế giới và còn là bước đà để phát triển nền kinh tế - xã hội.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức tọa đàm ngày 24/4 về lộ trình, các quy định pháp luật và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, nhằm hướng đến mục tiêu Net zero năm 2050.

Khẩn trương tăng chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội phục vụ người dân cao điểm lễ

Khẩn trương tăng chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội phục vụ người dân cao điểm lễ

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam khẩn trương xem xét bổ sung các chuyến bay từ TP.HCM và Hà Hội đến các địa phương vào ngày 27/4/2024 và từ các địa phương về TP.HCM và Hà Hội ngày 1/5.

Cảnh báo khẩn 6 hình thức lừa đảo trực tuyến

Cảnh báo khẩn 6 hình thức lừa đảo trực tuyến

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa đưa ra cảnh báo 6 thủ đoạn lừa đảo tinh vi trên không gian mạng Việt Nam nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

TP.HCM mỏi mòn chờ mãi chưa mưa

TP.HCM mỏi mòn chờ mãi chưa mưa

TP.HCM đến nay vẫn chưa ghi nhận cơn mưa đầu mùa nào dù trước đó đã có dự báo cho thấy 60% xảy ra mưa tại một số quận, huyện.

Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam

Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo 6.7% trước đó, do tăng trưởng quý 1 thấp hơn dự kiến và những thách thức đến từ thương mại toàn cầu.

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Còn dư 13.400 lượng vàng SJC sau đấu thầu

Chỉ có hai trong tổng cộng 11 thành viên được trúng thầu hôm nay (23/4) với tổng khối lượng 34 lô (3.400 lượng vàng). Như vậy, còn dư lại 13.400 lượng vàng miếng SJC.