Bắt ong dú về gầy đàn lấy mật

Chủ nhật, ngày 04/10/2020 08:58 AM (GMT+7)
Anh Trần Thanh Toản, ở xã Bình Châu, buộc tấm che nắng cho thùng ong dú đặt nhờ trong khu vườn rộng hàng nghìn mét vuông.
Bình luận 0
Bắt ong dú về gầy đàn lấy mật - Ảnh 1.

Ong dú, còn gọi là ong rú, là loài ong không ngòi đốt trong tự nhiên. Năm 2014, anh Toản tình cờ phát hiện chúng trong lần đi mót củi khô ở bìa rừng Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc).

"Tôi thấy vài con bò ra từ khúc cây gỗ mục rỗng, mừng quá liền vác chạy về nhà", anh kể. Anh chẻ khúc cây làm đôi, vây lưới bắt đàn ong và thu được hơn một lít mật. "Đây là loài hiếm có trong tự nhiên. Nó khiến tôi tò mò, quyết định nuôi thử", anh Toản nói.

Bắt ong dú về gầy đàn lấy mật - Ảnh 2.

Thùng nuôi ong bằng gỗ được cố định trên cọc sắt cao hơn một mét trong các lùm cây, vạt cỏ dại có hoa, những nơi có bóng mát. Sau 6 năm, anh đã gầy đàn nuôi được 270 thùng ong.

Bắt ong dú về gầy đàn lấy mật - Ảnh 3.

Một thùng ong dú vừa tách được treo trên thân cây dừa. Theo anh Toản, chúng sẽ tự "bầu" ra ong chúa mới và sinh sôi nảy nở rất nhanh, cho mật sau 3-6 tháng.

Bắt ong dú về gầy đàn lấy mật - Ảnh 4.

Ban đầu, anh nuôi trong thùng gỗ lớn, ong sinh trưởng chậm, cho mật ít. Tự mày mò, tham khảo tài liệu nước ngoài, anh tạo ra những chiếc thùng bằng gỗ sáu mặt bịt kín, chỉ chừa lỗ nhỏ thông ra bên ngoài. Trong thùng chia thành 4-5 ngăn (dạng hộp) để ong sinh sản, tạo sáp và mật ong.

"Chúng có kích thước bé bằng một phần hai đến hai phần ba so với ong ruồi, ong khoái và tính hiền nên bị thằn lằn, chim yến rình bắt ăn. Loại thùng chỉ một lỗ thông nhỏ với bên ngoài giúp bảo vệ được chúng", anh cho biết.

Bắt ong dú về gầy đàn lấy mật - Ảnh 5.

Anh Toản dùng điện thoại kiểm tra mật ở thùng ong được đặt trong một căn chòi. Theo anh, việc nuôi và chăm sóc đàn ong dú không tốn nhiều công sức, không cho ăn, mà chỉ cần đặt đàn ở các gốc cây, bãi có nhiều hoa dại. Mỗi thùng ong sẽ cho mật hai lần vào giữa và cuối năm.

Bắt ong dú về gầy đàn lấy mật - Ảnh 6.

Trứng và đàn ong bò lúc nhúc trong thùng. Sau thời gian thuần hóa, từ một thùng này, mỗi năm anh tách được bốn đàn ong. Trong khi để chúng tự tách đàn có thể mất vài năm.

Bắt ong dú về gầy đàn lấy mật - Ảnh 7.

Khi chủ dùng dao gõ nhẹ vào hộp mật, đàn ong dú túa ra, tiết mùi thơm thoang thoảng. Chúng bu vào da cắn gây khó chịu nhẹ trong ít phút.

Bắt ong dú về gầy đàn lấy mật - Ảnh 8.

Ong tạo mật, sáp chứa đầy một ngăn trong thùng nuôi, đã đủ độ chín để thu hoạch.

Bắt ong dú về gầy đàn lấy mật - Ảnh 9.

Anh Toản tách mật khỏi hộp. Hiện tại, đàn ong của anh Toàn cho thu hoạch 100 lít mật mỗi năm, bán với giá 800.000 đồng mỗi lít. "Lứa mật cuối năm đã có người đặt cọc mua hết", anh nói và cho biết, cùng với bán khoảng 200 thùng ong giống, mỗi năm anh thu nhập gần 300 triệu đồng.

Bắt ong dú về gầy đàn lấy mật - Ảnh 10.

Mật ong dú vừa thu được có vị ngọt nhẹ, thanh và hơi chua. Loại mật này có nhiều tác dụng về mặt dược tính, mỹ phẩm hơn so với các loại mật ong khác; giúp giảm đau, sát trùng vết thương, giải độc... Sáp và mật được sử dụng để dưỡng da, tẩy tế bào chết.


Nguyễn Khoa (VNE)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem