Thứ sáu, 17/05/2024

Baemin bán mỹ phẩm

23/04/2023 1:00 PM (GMT+7)

Thay vì cạnh tranh với các siêu ứng dụng khác thông qua tích hợp dịch vụ tài chính, bảo hiểm..., ứng dụng giao đồ ăn từ Hàn Quốc này quyết định ra mắt một thương hiệu mỹ phẩm.

Ông Jinwoo Song, Tổng giám đốc Baemin Việt Nam cho biết đã bắt đầu dự án này từ 1,5 năm trước với những cuộc khảo sát người tiêu dùng và phân tích thị trường mỹ phẩm một cách kỹ lưỡng. Đến nay, doanh nghiệp chính thức ra mắt thương hiệu mỹ phẩm đầu tiên mang tên Lazy Bee, với các sản phẩm được sản xuất tại Hàn Quốc.

"Nhiều người thắc mắc sao một ứng dụng giao đồ ăn như Baemin lại ra mắt thương hiệu mỹ phẩm. Nhưng tôi muốn khẳng định chúng tôi không chỉ là một ứng dụng giao đồ ăn mà là một nền tảng phong cách sống, chúng tôi muốn mang đến nhiều trải nghiệm hơn cho người tiêu dùng, cụ thể là những khách hàng trẻ của chúng tôi", ông Jinwoo Song nói.

Trước câu hỏi liệu kỳ lân công nghệ Hàn Quốc còn tiếp tục đầu tư mạnh vào lĩnh vực giao đồ ăn ở Việt Nam nữa hay không, vị lãnh đạo nhấn mạnh đây vẫn là mảng đem lại tệp người dùng chính cho ứng dụng. Trên cơ sở tệp người dùng này, hãng mới có thể phát triển các dịch vụ khác để gia tăng trải nghiệm cho khách hàng.


Baemin bán mỹ phẩm - Ảnh 1.

Các sản phẩm mỹ phẩm mới ra mắt được bán trực tiếp trên ứng dụng Baemin. Ảnh: Lan Anh.

Như vậy, tham vọng siêu ứng dụng tại Baemin ngày càng rõ ràng hơn và có phần khác biệt. Những năm gần đây, Grab, Gojek, be liên tục tích hợp hàng loạt dịch vụ từ gọi xe công nghệ, giao hàng, giao đồ ăn, đi chợ hộ tới các dịch vụ về tài chính, bảo hiểm, du lịch...

Trong khi đó, Baemin lại mở Baemin Studio - các sản phẩm sáng tạo và đồ dùng quen thuộc, và bây giờ là mỹ phẩm Lazy Bee, bên cạnh các dịch vụ giao đồ ăn, đi chợ hộ và thực phẩm sơ chế.

Những động thái này diễn ra trong bối cảnh ngành giao đồ ăn dần tăng trưởng chậm lại sau đại dịch. Theo báo cáo từ Momentum Works, tổng giá trị hàng hóa của mảng này chỉ tăng 5% lên 16,3 tỷ USD vào năm 2022 so với năm trước đó.

Tại Việt Nam, Baemin chiếm 12% thị phần ngành giao đồ ăn năm 2022, xếp thứ ba nhưng hoàn toàn lép vế trước hai ông lớn GrabFood (45%) và ShopeeFood (41%). Momentum Works cho rằng thách thức thời gian tới sẽ tập trung ở những ứng dụng chưa có nhiều vị thế trên thị trường, sân chơi sẽ chỉ dành cho 1-2 ứng dụng do chỉ những doanh nghiệp này mới có đủ tiềm lực để cạnh tranh với nhau.

Chưa rõ quyết định đặt chân vào lĩnh vực làm đẹp của Baemin lúc này có đúng đắn hay không, khi thị trường mỹ phẩm cũng đang chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu cùng phân khúc. Sự tự tin của hãng đến từ những số liệu cho thấy quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam hiện khoảng 2,63 tỷ USD và được dự đoán tăng trưởng với tốc độ 3,32% hàng năm đến năm 2027.

Baemin cho biết trong 1-2 tháng đầu tiên ra mắt, Lazy Bee chỉ được bán thông qua ứng dụng Baemin ở TP.HCM, trước khi đa dạng hóa kênh phân phối và mở rộng tới các thành phố khác như Hà Nội hay Đà Nẵng.

Baemin là ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến có mặt tại Việt Nam từ tháng 5/2019, được vận hành bởi Woowa Brothers Việt Nam, một thành viên của Woowa Brothers (Hàn Quốc). Năm 2021, Woowa Brothers gia nhập Delivery Hero - tập đoàn công nghệ giao đồ ăn đang cung cấp dịch vụ tại hơn 50 quốc gia, trong đó có 16 nước châu Á.


Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Xe điện 'con cưng' của ông Phạm Nhật Vượng bàn giao ít nhất 20.000 chiếc trong năm nay, dự kiến thu về bao nhiêu tiền?

Hãng xe điện Việt vừa công bố nhận cọc gần 28.000 chiếc VF 3 và đặt mục tiêu bàn giao ít nhất 20.000 xe ngay trong năm nay.

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

HoREA: Thị trường bất động sản TP.HCM vẫn lệch pha cung cầu

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng trong năm 2024, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ còn tiếp tục mất cân đối "cung - cầu" nhà ở, thiếu hụt nguồn cung nhà ở dẫn tới hệ quả giá nhà có thể bị đẩy lên cao hoặc "neo giá cao".

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng, liệu giá vàng có giảm?

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng, liệu giá vàng có giảm?

Sáng 16/5, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu vàng miếng với giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 87,5 triệu đồng một lượng

Giá vé máy bay hạ nhiệt sau lễ

Giá vé máy bay hạ nhiệt sau lễ

Bước vào giữa tháng 5, giá vé máy bay các hãng đã có xu hướng hạ nhiệt. Đồng thời, các hãng hàng không cũng tung nhiều chương trình ưu đãi giá vé, kích cầu đi lại.

Bộ Tài chính chỉ đạo nóng về thị trường vàng, chống buôn lậu

Bộ Tài chính chỉ đạo nóng về thị trường vàng, chống buôn lậu

Bộ trưởng Bộ Tài chính đã yêu cầu Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tập trung chỉ đạo thực hiện tăng cường biện pháp quản lý thị trường vàng theo chỉ đạo của Chính phủ. Các tổng cục này phải tăng cường các biện pháp quản lý, phòng, chống buôn lậu, kinh doanh trái phép vàng,

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng với giá 87,73 triệu đồng/lượng

Đấu thầu thành công 8.100 lượng vàng với giá 87,73 triệu đồng/lượng

Ngày 14/5, Ngân hàng Nhà nước cho biết đã đấu thầu thành công 81 lô tương đương 8.100 lượng vàng với 8 thành viên trúng thầu.