Chủ nhật, 19/05/2024

ADB: Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam tăng trưởng nóng

26/03/2022 6:00 AM (GMT+7)

Mức tăng trưởng nhanh trong cả phân khúc trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đã thúc đẩy thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam tăng tới 9,8% so với quý trước, lên 91,5 tỉ USD vào cuối tháng 12/2021.

Theo ấn bản mới nhất của “Báo cáo Giám sát Trái phiếu Châu Á”, được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) công bố, trong ba tháng cuối năm 2021, tổng lượng trái phiếu bằng đồng nội tệ của Đông Á mới nổi đã tăng 3,6% so với quý trước, lên tới 22,8 nghìn tỉ USD. Trong giai đoạn từ 30/11 tới ngày 9/3, lãi suất trái phiếu trong khu vực đã tăng lên trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu và lãi suất gia tăng ở các thị trường tiên tiến.

ADB: Trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam tăng trưởng nóng - Ảnh 1.

Lãi suất trái phiếu cao hơn ở các thị trường phát triển lan sang Đông Á mới nổi.


Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Albert Park, nhận định: “Các điều kiện tài chính ở Đông Á mới nổi vẫn rất mạnh, được hỗ trợ bởi thanh khoản dồi dào. Hầu hết các ngân hàng trung ương trong khu vực đã duy trì lập trường tiền tệ thích ứng, ngay cả khi các nền kinh tế tiên tiến thắt chặt chính sách. Tuy nhiên, áp lực lạm phát tiếp tục có thể khiến nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới thắt chặt hơn, từ đó có thể làm giảm thanh khoản và làm suy yếu các điều kiện tài chính”.

Cũng theo báo cáo trên, phí bảo hiểm rủi ro đã tăng lên trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư ảm đạm hơn do việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ dự kiến thắt chặt tiền tệ và cuộc xâm lược của Nga vào Ucraina.

Lần đầu tiên kể từ năm 2018, Cục Dự trữ liên bang Mỹ đã tăng lãi suất vào ngày 16/3, cho thấy khả năng tăng thêm lãi suất khi lạm phát gia tăng, một phần do sự gia tăng giá dầu và lương thực liên quan đến chiến tranh. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và quỹ đạo không chắc chắn của đại dịch COVID-19 cũng đang đe dọa triển vọng kinh tế toàn cầu.

Các nền kinh tế ASEAN đã chứng kiến lượng phát hành trái phiếu nội tệ cao kỷ lục với 1,5 nghìn tỉ USD vào năm ngoái. Con số này chiếm 17% tổng lượng phát hành ở Đông Á mới nổi, bao gồm Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Indonesia, Hàn Quốc, Malaixia, Philippins, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Tổng lượng trái phiếu chính phủ đang lưu hành trong khu vực đạt 14,3 nghìn tỉ USD vào cuối năm 2021, trong khi trái phiếu doanh nghiệp tăng lên tới 8,5 nghìn tỉ USD. Tăng trưởng của phân khúc trái phiếu doanh nghiệp giảm nhẹ trong quý cuối cùng của năm, trong bối cảnh sự chững lại của Trung Quốc, thị trường trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất trong khu vực.

Mức tăng trưởng nhanh hơn trong cả phân khúc trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đã thúc đẩy thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam tăng tới 9,8% so với quý trước, lên 91,5 tỉ USD vào cuối tháng 12/2021. Mức tăng trưởng hằng năm cũng nhanh hơn, lên tới 25,5%.

Trái phiếu chính phủ tăng 5,3% so với quý trước lên 65,3 tỉ USD. Lượng phát hành tăng vọt khiến phân khúc trái phiếu doanh nghiệp tăng 22,7%. Tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành là 26,3 tỉ USD.

Tổng lượng trái phiếu bền vững trong khu vực ASEAN cùng với Trung Quốc, Hồng Kông, (Trung Quốc) Nhật Bản và Hàn Quốc đã tăng lên tới 430,7 tỉ USD vào cuối năm 2021, so với con số 274,1 tỉ USD một năm trước đó. Trái phiếu xanh tiếp tục chi phối thị trường trái phiếu bền vững của khu vực, chiếm 68,2% trong tổng số, cho dù sự quan tâm tới trái phiếu xã hội và trái phiếu bền vững cũng đang gia tăng.

Được biết, ấn bản mới nhất của báo cáo Giám sát Trái phiếu Châu Á đã nêu bật những cuộc thảo luận về sự tham gia của khối ngoại vào thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Châu Á và những rủi ro về ổn định tài chính đi kèm, cũng như các yếu tố quyết định việc phát hành trái phiếu quốc tế chính phủ bằng đồng nội tệ ở các thị trường mới nổi.

Ấn bản lần này cũng trình bày kết quả của cuộc Khảo sát thanh khoản thị trường trái phiếu thường niên 2021 AsianBondsOnline.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Công ty Phương Trang cho biết sẵn sàng đầu tư xe buýt thuần điện mới nhằm góp phần "xanh hóa" hệ thống giao thông đô thị tại TP.HCM.

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa ký thỏa thuận với công ty The Green Solutions trụ sở tại TP.HCM để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho dự án hydro xanh Trà Vinh, dự án năng lượng hydro xanh đầu tiên tại Việt Nam.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.