Khởi động một công ty khởi nghiệp là một trong những điều rủi ro nhất bạn sẽ phải đối mặt trong cuộc đời mình. Bạn sẽ gặp rất nhiều thách thức từ thời điểm bạn bắt tay vào thành lập công ty, cho đến giai đoạn công ty của bạn đang trải qua thời kỳ phát triển, và tất cả những khó khăn ngày càng gia tăng đi kèm theo từng giai đoạn.
Nếu bạn muốn thành công với tư cách là một doanh nhân, thì bạn cần phải chuẩn bị tinh thần cho những thách thức này, và chiến đấu với những nỗi sợ hãi đi kèm.
Sợ hết vốn
![]() |
Ảnh: Pixabay |
Một trong những điều mà nhiều người khi khởi nghiệp lo lắng nhất chính là vốn. Bởi mọi khó khăn, thách thức đều có nguy cơ làm tổn hao một nguồn vốn nhất định.
Nếu không biết cách, nguồn vốn, tài chính sẽ hết nửa chừng trong khi doanh nghiệp lại chưa phát triển hoàn chỉnh. Điều đó sẽ khiến bạn đau đầu, lo sợ sẽ trắng tay.
Nếu nguồn vốn của bạn có giới hạn, thì hãy cân nhắc đến việc nhận tài trợ từ các nguồn bên ngoài. Bạn có thể vay mượn những khoản tiền nhỏ từ một số lượng lớn mọi người thông qua huy động vốn cộng đồng, hoặc tìm kiếm các khoản trợ cấp kinh doanh từ Chính phủ.
Bạn cũng phải có niềm tin cùng chiến lược kinh doanh rõ ràng, từng bước, hạn chế rủi ro cao nhất có thể xảy ra làm hao tổn đến nguồn vốn mình có được.
Sợ sản phẩm không đủ sức cạnh tranh với các đối thủ
![]() |
Ảnh: Pixabay |
Khi khởi nghiệp nhiều người còn mang tâm lý lo lắng sản phẩm của mình không đủ tốt để cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, dù thế nào nỗi sợ hãi này dễ kìm hãm việc bạn tung cánh đưa công ty đặt chân vào thị trường.
Trong trường hợp này, bạn cần phải có niềm tin và xác định rõ tiềm năng thị trường mà sản phẩm của bạn mang lại. Sản phẩm đó không nhất thiết phải gây hút hàng, đột phá cạnh tranh ngay sau khi được giới thiệu, vì điều này là không thể.
Thay vì phải chọn yếu tố cạnh tranh làm đầu, trước mắt hãy để sản phẩm được khách hàng đón nhận, và gầy dựng được niềm tin mua và sử dụng trước đã.
Có được bước này rồi, bạn có thể dần nâng cấp sản phẩm dịch vụ của mình để bắt đầu cạnh tranh với các đối thủ. Bởi thực tế không ai bao giờ bắt đầu với một sản phẩm hoàn hảo ngay lần ra mắt đầu tiên cả.
Trên thực tế, một số doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới bắt đầu với những sản phẩm có chất lượng kém hơn, sau đó cải thiện từng bậc mới được tin dùng rộng lớn như ngày nay.
Lo mình đang làm điều gì đó quá sức
![]() |
Ảnh: Pixabay |
Ít nhất thì việc khởi nghiệp kinh doanh là một thách thức lớn. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà nhiều người cảm thấy điều mình đang làm quá sức.
Bạn không nên cảm thấy như vậy. Hãy nhớ rằng: không ai chọn khởi động một công ty khởi nghiệp vì đó là lối đi dễ dàng cả. Chỉ cần nhìn vào hành trình khởi nghiệp thành công từ những doanh nhân khác là bạn sẽ biết.
Hãy biến những lo âu, thách thức khó khăn thành những bài học quan trọng đáng để vượt qua, bạn cũng nên tập tính dũng cảm để giải quyết mọi trạng thái tâm lý.
Lo lắng không biết gì về tiếp thị trực tuyến vì nó trông quá phức tạp
![]() |
|
Trước khi bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ phải học một vài thủ thuật tiếp thị. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là khía cạnh quan trọng nhất của tiếp thị ngày nay. Đó là cách đưa trang web, sản phẩm của bạn được tối ưu hóa hiển thị trên Google và các công cụ tìm kiếm khác.
Ngoài ra, bạn sẽ phải đối phó với tiếp thị nội dung, quảng cáo trả tiền và tiếp thị truyền thông xã hội.
Nếu bạn chưa từng làm việc trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến này, nó sẽ khiến bạn sợ hãi. Trên nguyên tắc, bạn sẽ cần đầu tư một phần ngân sách cho các mục đích tiếp thị.
Tuy nhiên, tin tốt là hình thức đầu tư này sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn. Đối với SEO và viết nội dung, bạn luôn có thể tin tưởng vào những người viết chuyên nghiệp. Dịch vụ viết bài giá rẻ có thể thực sự hữu ích trong vấn đề này.
Lo sợ về một tương lai bất định
![]() |
Ảnh: Pixabay |
Nỗi sợ hãi khi đối mặt với những điều chưa biết là khá phổ biến. Trong khi đó, mọi người thích an toàn, thích mình biết trước và kiểm soát dự phòng chúng, nhưng điều này là không thể.
Trong khởi nghiệp kinh doanh cũng vậy, có hàng vô số thứ bạn không biết điều gì có thể xảy ra. Thực tế, chả ai thích những điều không rõ ràng, không chắc chắn như vậy, nhưng muốn tránh vẫn không được.
Một doanh nhân thành công sẽ sẵn sàng đối phó với điều đó và nắm lấy nó như một cơ hội thành công. Họ sẽ thoát ra khỏi vùng an toàn và làm mọi thứ trong khả năng để thành công hơn nữa.
Khi hoạt động kinh doanh tiến triển, họ có thể có nhiều kiến thức, trình độ, tư duy, chiến lược để có thể dự đoán được tương lai phần nào.
Lo sợ nếu bị thất bại thì sẽ ra sao?
![]() |
Ảnh: Pixabay |
Nỗi sợ hãi này đang làm tê liệt nhiều thứ. Để bắt đầu kinh doanh của riêng mình, bạn có thể dùng tiền tiết kiệm hoặc bạn sẽ vay tiền. Dù bằng cách nào thì cũng có một mức độ rủi ro nhất định.
Ngoài ra, cũng có rất nhiều thất bại bạn có thể gặp phải. Chiến dịch tiếp thị có thể thất bại. Quá trình tuyển dụng có thể không hiệu quả. Bạn có thể phát triển phần mềm gặp nhiều lỗi, mà bạn sẽ không nhận thấy cho đến khi ra mắt.
Nhưng cũng có những thất bại rất lớn, như toàn bộ doanh nghiệp thất bại hoàn toàn. Nghe thật đáng sợ nhưng bạn có biết, cơ hội thành công cũng ngang ngửa. Nếu bạn không chấp nhận rủi ro, chắc chắn bạn sẽ không thành công.
Hãy nhớ rằng: Không có thất bại nào là cuối cùng. Ngay cả Steve Jobs cũng không miễn nhiễm với thất bại. Nhưng ông ấy đã học được nhiều bài học kinh doanh giá trị sau những vấp ngã, sau cùng sự nghiệp của ông ấy rạng rỡ hơn bao giờ hết.
Theo Startus.cc
Gửi bình luận