Thứ sáu, 03/05/2024

26,6% dân số Việt Nam chưa quan tâm thỏa đáng chế độ ăn lành mạnh

24/06/2022 1:00 PM (GMT+7)

Đây là con số được đưa ra tại Hội thảo khởi động sáng kiến 'Chế độ ăn lành mạnh bền vững thông qua chuyển đổi hệ thống thực phẩm' (ShiFT) diễn ra sáng 24/6.


Theo Tổ chức Đa dạng sinh học Quốc tế và Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới Quốc tế, trên toàn cầu và tại Việt Nam, chế độ ăn kém chất lượng có mối tương quan đến tất cả các thể suy dinh dưỡng khác nhau. 26,6% dân số Việt Nam không thể chi trả cho chế độ ăn lành mạnh. Trong vòng 2 thập kỷ qua, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ béo phì ở phụ nữ tăng nhanh nhất trên thế giới. Ở trẻ em (5-19 tuổi), tình trạng thừa cân và béo phì đã tăng từ 8,5% (năm 2010) lên 19% (năm 2020).

26,6% dân số Việt Nam chưa quan tâm thỏa đáng chế độ ăn lành mạnh - Ảnh 1.

ảnh minh họa

Trên toàn cầu, hệ thống thực phẩm chưa bền vững với môi trường và gây suy thoái môi trường. Tại Việt Nam, ngành nông nghiệp tạo ra gần 30% tổng lượng phát thải khí nhà kính. Linh vực nông sản tại Việt Nam sử dụng 28 triệu lao động; hệ thống lương thực hiện nay chưa bao trùm và vẫn còn tình trạng bất bình đẳng.

Các chính sách về chế độ ăn lành mạnh đã được hình thành, nhưng việc thực thi còn hạn chế. Các khoản đầu tư đáng kể tại Việt Nam dự kiến tập trung vào cải thiện cung ứng thực phẩm, năng suất, tính bền vững; cải thiện thu nhập, việc làm và sinh kế; giảm bất bình đẳng… nhưng vẫn chưa đủ để cải thiện chế độ ăn. Do đó, cần giải quyết phần cung ứng của hệ thống thực phẩm và môi trường thực phẩm nhằm đạt được chế độ ăn lành mạnh bền vững cho mọi người.

Để thực hiện được sứ mệnh tăng cường nhu cầu tiêu dùng các chế độ ăn lành mạnh bền vững và nguồn cung của thực phẩm giàu dinh dưỡng, an toàn, giá cả phải chăng, và sản xuất bền vững (thực phẩm giàu dinh dưỡng và bền vững), đồng thời cải thiện sinh kế, bình đẳng giới và hòa nhập xã hội trong tất cả các lĩnh vực của hệ thống thực phẩm. Sáng kiến SHiFT sẽ triển khai và hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan trong hệ thống thực phẩm ở Việt Nam.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Mark Lundy - Quản lý toàn cầu lĩnh vực nghiên cứu Nghiên cứu Môi trường thực phẩm và hành vi người tiêu dùng tại Tổ chức Liên minh Tổ chức Đa dạng sinh học Quốc tế (Bioversity International) và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT) - Phó Giám đốc Sáng kiến ShiFT - cho biết, sứ mệnh cốt lõi của SHiFT là đảm bảo sự gắn kết của các bên liên quan và nâng cao năng lực thông qua việc cùng sáng tạo và sử dụng hiểu biết sâu về những đổi mới tiềm năng; hiểu được các rào cản đối với sự thay đổi và mối quan hệ giữa các bên liên quan; và xác định và cân nhắc các chi phí cơ hội và lợi ích trong quá trình chuyển đổi hệ thống thực phẩm.

Chế độ ăn lành mạnh bền vững được FAO định nghĩa là chế độ ăn thúc đẩy các khía cạnh sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi cá nhân; ít có tác động đến môi trường; dễ tiếp cận, giá cả phù hợp; an toàn và công bằng; phù hợp với văn hóa.

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà quản lý và các bên liên qua đã cùng nhau trao đổi cách thức thực hiện sáng kiến ShiFT phù hợp với quá trình chuyển đổi hệ thống thực phẩm tại Việt Nam. Làm thế nào để sáng kiến ShiFT đóng góp vào chính sách và chiến lượng phát triển liên quan đến thực phẩm quốc gia….

Theo Tiến sĩ Đào Thế Anh - Phó Chủ tịch Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), chuyển đổi hệ thống thực phẩm đóng vai trò quan trọng ở Việt Nam và cần ưu tiên cho phương pháp tiếp cận của hệ thống thực phẩm vì nó có thể giải quyết được ba vấn đề chính, bao gồm duy trì an ninh lương thực - thực phẩm và an ninh dinh dưỡng, đảm bảo an toàn thực phẩm, và thích ứng với biến đổi khí hậu. Sáng kiến ShiFT rất phù hợp với chiến lược hành động quốc gia của Việt Nam trong việc chuyển đổi hệ thống thực phẩm theo hướng bền vững, minh bạch và có trách nhiệm nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững vào năm 2030.

“Không chỉ ăn đủ, ăn ngon mà còn là ăn đúng. Do đó, bên cạnh việc thay đổi tư duy từ sản xuất đến tiêu dùng, cần thay đổi tư duy cả hệ thống lương thực thực phẩm”, ông Trần Công Thắng – Viện trưởng Viện chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn nhận định.

PGS. Ts. Inge Brouwer - Trường Đại học và Nghiên cứu Wageningen - nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp cận và tìm hiểu nhiều hơn với người tiêu dùng và môi trường thực phẩm của họ để tìm ra những cải tiến trong hệ thống thực phẩm nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là cho nhóm người yếu thế. Những gói can thiệp như thế mang tính phức tạp và tổng hợp của các biện pháp can thiệp khác nhau dọc theo hệ thống thực phẩm, nên việc quản lý những thay đổi đó là rất quan trọng. Vì vậy, việc hỗ trợ xây dựng năng lực của cấp quản lý và đối tác liên quan khác để tạo thúc đẩy và quản lý những thay đổi đó là nội dung cốt lõi với sáng kiến SHiFT.

Sáng kiến ShiFT được triển khai trong 3 năm từ năm 2022 - 2025 với 5 hợp phần: Người tiêu dùng và môi trường thực phẩm; doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và tác nhân khu vực phi chính thức; quản trị và hệ thống thực phẩm bao trùm; phân tích các kịch bản đánh đổi; thúc đẩy quá trình chuyển đổi hệ thống thực phẩm.

6 giải pháp tiềm năng sẽ được áp dụng bởi các bên liên quan nhằm gia tăng nhu cầu về chế độ ăn lành mạnh bền vững; nâng cao khả năng của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và khu vực phi chính thức trong việc cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng bền vững và tạo ra cơ hội thu nhập toàn diện; giải quyết các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, sự tham gia của thanh niên và hòa nhập xã hội trong hệ thống thực phẩm.

Các bên liên quan được tăng cường kiến thức và năng lực để tham gia vào quá trình quản trị và các vấn đề liên quan đến chuyển đổi hệ thống thực phẩm cho chế độ ăn lành mạnh, bền vững; làm giảm sự đánh đổi giữa các đầu ra của hệ thống thực phẩm liên quan đến sự hòa nhập, tính bền vững, biến đổi khí hậu, an toàn thực phẩm và chất lượng chế độ ăn; thực hiện các hành động nhất quán, đa ngành để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hệ thống thực phẩm hướng tới chế độ ăn lành mạnh bền vững.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM có mưa chuyển mùa, có nơi mưa hơn 20 phút

TP.HCM có mưa chuyển mùa, có nơi mưa hơn 20 phút

Hôm nay một số địa phương ở TP.HCM có mưa chuyển mùa. Tại huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi mưa tương đối lớn, kéo dài hơn 20 phút.

Sản lượng khách quốc tế qua 22 cảng hàng không tăng mạnh

Sản lượng khách quốc tế qua 22 cảng hàng không tăng mạnh

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết trong giai đoạn cao điểm lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, các cảng hàng không thuộc đơn vị đã khai thác gần 1,8 triệu lượt, trong đó có 667.631 lượt khách quốc tế, tăng 31,16% so với cùng kỳ.

Hôm nay đấu thầu thêm 16.800 lượng vàng SJC

Hôm nay đấu thầu thêm 16.800 lượng vàng SJC

Hôm nay 3/5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tổ chức đấu thầu bán vàng miếng SJC cho 16.800 lượng với giá tham chiếu để đặt cọc là 82,9 triệu đồng/lượng.

Giá cọc đấu thầu vàng cao chót vót

Giá cọc đấu thầu vàng cao chót vót

Theo thông báo từ Ngân hàng Nhà nước, 9h sáng nay (3/5), Ngân hàng Nhà nước đưa ra đấu thầu 16.800 lượng vàng miếng SJC. Điều đáng nói, giá tham chiếu để cọc được đưa ra là 82,9 triệu đồng/lượng, tương đương giá vàng hôm nay trên thị trường.

Sáng nay TP.HCM có mưa, thời tiết những ngày tới ra sao?

Sáng nay TP.HCM có mưa, thời tiết những ngày tới ra sao?

Sáng nay TP.HCM có mưa rào tại một số quận, thời tiết những ngày tới dự kiến có sự chuyển biến theo hướng dễ chịu.

Lượng đơn hàng mới tăng trở lại, sức khỏe ngành sản xuất tốt lên

Lượng đơn hàng mới tăng trở lại, sức khỏe ngành sản xuất tốt lên

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh trong tháng 4 đã giúp ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại, theo báo cáo Chỉ số nhà quản trị mua hàng - Purchasing Managers' Index (PMI) -mới nhất của S&P Global.