Thứ hai, 20/05/2024

10 địa phương và 10 lĩnh vực có thu nhập bình quân lao động cao nhất cả nước

27/02/2022 6:30 AM (GMT+7)

Đứng đầu trong top 10 lĩnh vực có thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương cao nhất là 3 lĩnh vực: Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, Thông tin truyền thông và Hoạt động kinh doanh bất động sản.

10 địa phương và 10 lĩnh vực có thu nhập bình quân lao động cao nhất cả nước - Ảnh 1.

Đại dịch Covid-19 khiến thị trường lao động Việt Nam gặp nhiều sóng gió, lần đầu tiên trong 10 năm qua, nền kinh tế Việt Nam chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng về số người tham gia thị trường lao động và số người có việc làm. Thu nhập bình quân của người lao động cũng theo đó bị thâm hụt. Các chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm đều tăng cao, trái ngược hẳn với xu thế giảm trong các năm gần đây.

Theo báo cáo Điều tra lao động việc làm năm 2020 Tổng cục Thống kê mới công bố, thu nhập từ việc làm bình quân/tháng năm 2020 của lao động làm công ăn lương là 6,6 triệu đồng/tháng. Trong đó, nam giới có thu nhập từ việc làm bình quân/tháng cao hơn so với nữ giới (6,92 triệu đồng và 6,17 triệu đồng).

 

Lộ diện top 10 địa phương và 10 lĩnh vực có thu nhập bình quân lao động cao nhất cả nước - Ảnh 1.

So sánh thu nhập từ việc làm bình quân/tháng theo giới cho thấy thu nhập từ việc làm bình quân/tháng của nam cao hơn nữ ở tất cả các nhóm chuyên môn kỹ thuật, trong đó nhóm có trình độ chuyên môn kỹ thuật chênh lệch nhiều hơn nhóm không có bất cứ một trình độ nào. Chênh lệch thu nhập giữa nhóm có trình độ “Đại học trở lên” với nhóm “Chưa đào tạo chuyên môn kỹ thuật” là khoảng 1,5 lần.

 

Xét theo ngành kinh tế, trừ nhóm ngành “Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế” có mức thu nhập khoảng 12,1 triệu đồng/người/tháng nhưng có số lao động chiếm trong mẫu nhỏ, độ tin cậy thấp, thì đứng đầu trong top 10 lĩnh vực có thu nhập bình quân của lao động làm công ăn lương cao nhất là Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm với 9,608 triệu đồng/người/tháng. Đứng thứ hai là Thông tin truyền thông với 9,538 triệu đồng/người/tháng. Thứ ba là Hoạt động kinh doanh bất động sản với 9,071 triệu đồng/người/tháng.

 

Các nhóm ngành còn lại có mức thu nhập trong khoảng 6,5-8,9 triệu đồng/người/tháng.

Lộ diện top 10 địa phương và 10 lĩnh vực có thu nhập bình quân lao động cao nhất cả nước - Ảnh 2.

Hầu hết các nhóm nghề đều có mức thu nhập từ việc làm bình quân/tháng cao hơn 5,0 triệu đồng, chỉ riêng có nhóm lao động giản đơn có mức thu nhập thấp nhất là gần 4,9 triệu đồng/người/tháng. Nhóm “Nhà lãnh đạo” và “Chuyên môn kỹ thuật bậc cao” có mức thu nhập từ việc làm bình quân/tháng cao nhất, tương ứng là 10,5 triệu đồng/người/tháng và 8,8 triệu đồng/người/tháng.

 

Lộ diện top 10 địa phương và 10 lĩnh vực có thu nhập bình quân lao động cao nhất cả nước - Ảnh 3.

Xét theo địa phương, địa phương có thu nhập từ việc làm bình quân tháng của lao động cao nhất là TP. HCM với 8,439 triệu đồng/người/tháng. Đứng thứ hai là Đồng Nai với 8,008 triệu đồng/người/tháng. Hà Nội xếp thứ ba với 7,721 triệu đồng/người/tháng.

Hai địa phương còn lại trong top 5 địa phương có thu nhập từ việc làm bình quân tháng của lao động trên 7 triệu đồng/người/tháng là Bình Dương và Bắc Ninh.

Các địa phương còn lại trong top 10 là Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Hải Dương và Vĩnh Phúc.

Báo cáo cũng cho thấy những người có trình độ cao đẳng và đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất, tương ứng là (6,07% và 4,26%) và những người chưa từng đi học và chưa tốt nghiệp Tiểu học có tỷ lệ thấp nhất (1,35% và 1,67%).

Có hiện trạng này là do nhóm lao động có trình độ chuyên môn thấp thường sẵn sàng làm các công việc giản đơn và không đòi hỏi chuyên môn cao với mức lương thấp trong khi những người có trình độ học vấn cao lại cố gắng tìm kiếm công việc với mức thu nhập phù hợp hơn. Ngoài ra, chính sách tuyển lao động của các nhà tuyển dụng đối với nhóm lao động có trình độ cao cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ này, bởi yêu cầu đối với lao động đã qua đào tạo ở các trình độ càng cao càng khắt khe hơn so với lao động giản đơn và cũng do nhóm lao động đã qua đào tạo thường có yêu cầu về mức thu nhập cao hơn nhóm lao động giản đơn. Điều này phần nào phản ánh chất lượng việc làm của thị trường lao động Việt Nam hiện vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động có trình độ CMKT cao.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.