![]() |
Hoạt động góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Ảnh: B.N. |
Chương trình tái chế hướng dẫn các học sinh cách xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống như cho ống hút vào trong hộp, làm dẹp, dán kín miệng hộp và bỏ vào đúng nơi quy định.
Vỏ hộp giấy sau đó được công ty Lagom thực hiện thu gom định kỳ hai tuần một lần, chuyển về nhà máy giấy Đồng Tiến tại Bình Dương để tái chế thành các sản phẩm hữu ích như giấy công nghiệp, tấm lợp, tấm phẳng sinh thái...
Theo bà Lý Quỳnh Trang, Giám đốc Phụ trách Phát triển Bền vững của Tetra Pak Việt Nam, dù hộp giấy đựng đồ uống có tính bền vững cao hơn các loại bao bì khác nhờ cấu tạo 75% từ nguyên liệu giấy có thể tái tạo, nhưng nhằm mục đích giảm thiểu hơn nữa các tác động tới môi trường của hộp giấy, hãng đã thực hiện việc mở rộng chương trình thu gom và tái chế.
Trước đó, trong năm học 2019 - 2020, chương trình đã được triển khai cho gần 1.200 trường tiểu học và mầm non tại 18 quận huyện TP.HCM và 19 quận huyện Hà Nội, thu hút gần 3.000 giáo viên và 800.000 học sinh tại hai thành phố tham gia cũng như triển khai hơn 20 buổi tập huấn và tuyên truyền.
Dù bị gián đoạn gần nửa năm do dịch Covid-19, chương trình đã thu gom 269 tấn vỏ hộp giấy, tương đương với gần 27 triệu vỏ hộp để đưa đi tái chế.
Chương trình tái chế học đường được Tetra Pak thí điểm vào năm 2017 tại TP.HCM và chính thức triển khai trên diện rộng vào năm 2019 tại Hà Nội. Hãng cũng mở rộng mạng lưới 56 điểm thu gom tại nơi công cộng để người dân có thể dễ dàng mang vỏ hộp giấy đã qua sử dụng đến để đưa đi tái chế.
Gửi bình luận