Thứ bảy, 18/05/2024

Xung lực phát triển mới đến từ nhiều nguồn lực liên kết

13/12/2023 5:16 PM (GMT+7)

TP.HCM đang triển khai nhiều cách làm mới thông qua cộng lực của xã hội để thực hiện Nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố.

Tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân TP.HCM tuần qua, các đại biểu đã biểu quyết thông qua 9 nghị quyết liên quan đến Nghị quyết 98 của Quốc hội.

Các nghị quyết này gồm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Sở An toàn thực phẩm TP.HCM; quy định về tuyển dụng và chính sách đãi ngộ đối với công chức, viên chức từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, người có trình độ cao vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc hệ thống chính trị thành phố; quy định trình tự, thủ tục việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xác minh nguồn gốc đất, tài sản gắn liền với đất trước khi nhà nước có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đất để thực hiện một số dự án trên địa bàn.

Xung lực phát triển mới đến từ nhiều nguồn lực liên kết - Ảnh 1.

Khu vực Hồ bán nguyệt trong Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.HCM. Ảnh: Phú Mỹ Hưng.

Những cách làm mới theo cách tiếp cận mới này được ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM, mô tả là chìa khóa để mở các cánh cửa nhằm khơi thông nguồn lực xã hội.

Cụ thể hơn, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ chính thức vận hành ngày 1/1/2024. Đây là cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm nhằm ngăn chặn, giải quyết dứt điểm, căn cơ tình trạng không đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, khắc phục các bất cập, tồn tại, rào cản trong hoạt động phối hợp liên ngành.

Đối với ưu đãi chất xám, các lĩnh vực thành phố muốn thu hút chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt như công nghệ thông tin, xây dựng đô thị thông minh; công nghiệp hỗ trợ; dịch vụ vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng - logistics hải và xuất nhập khẩu; các ngành công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển do Thủ tướng ban hành; nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học, tế bào gốc; xây dựng và tổ chức quản lý, vận hành trung tâm tài chính của TP.HCM; xây dựng và quản lý hạ tầng hiện đại; vật liệu mới, năng lượng tái tạo, sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, công nghiệp vi mạch; công nghệ số, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, khoa học tính toán.

Các lĩnh vực trên cũng bao gồm văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học xã hội và nhân văn; xây dựng, hoạch định chính sách công và quản lý nhà nước; dịch vụ công (giáo dục và y tế); và một số lĩnh vực khác do Hội đồng Nhân dân thành phố quyết định theo thẩm quyền.

Việc kiện toàn những đơn vị đã có sẵn ở các sở, ngành để đáp ứng việc triển khai Nghị quyết 98 cũng đã được tính đến. Điển hình là ngày 23/11/2023, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM đã đề xuất thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành giao thông vận tải thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố.

Xung lực phát triển mới đến từ nhiều nguồn lực liên kết - Ảnh 2.

Khu đô thị Sala tại TP.Thủ Đức, TP.HCM. Ảnh: Anh Tú

TP.HCM đã có Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông. Theo tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, với lượng "đơn hàng" lớn từ Nghị quyết 98, nếu vẫn chỉ duy trì một ban quản lý dự án chuyên ngành như Ban giao thông sẽ vượt quá năng lực quản lý, điều hành dự án, rất khó đáp ứng yêu cầu về tiến độ lẫn chất lượng dự án.

Trên báo Sài Gòn Giải Phóng, TS Vũ cho rằng để khơi thông được nguồn lực xã hội trước hết phải tập hợp, quy tụ được nội lực và năng lực xã hội của nhiều thành phần, đối tượng, trong đó giới trí thức, chuyên gia, nhà khoa học; giới doanh nhân, các tổ chức doanh nghiệp là "lực đẩy" trọng tâm.

Theo ông Vũ, khi đã tập hợp được sức mạnh xã hội thì chính nó sẽ đóng vai trò chủ lưu trong thực tiễn. Tinh thần hình thành nên các nhóm liên minh hành động (Alliances for action - AfAs) sẽ kích hoạt không chỉ các nguồn lực mà còn sự đồng thuận, hợp tác và trách nhiệm công dân trong toàn xã hội.

Liên minh hành động để tạo xung lực

Liên minh hành động AfAs là một trong những ý tưởng hành động mới do Chính phủ Singapore bắt đầu thực hiện trong giai đoạn dịch Covid-19 đang tàn phá cả thế giới, trong đó có đảo quốc sư tử.

Theo đó, Singapore đã thành lập 9 AfAs để hợp tác với các đối tác trong khu vực công và tư nhân nhằm vạch ra các chiến lược hành động cho các lĩnh vực được xác định là chủ chốt của nền kinh tế như thương mại điện tử, công nghệ giáo dục (Edutech), công nghệ y học (Medtech), công nghệ nông nghiệp (Agritech), số hóa chuỗi cung ứng…

Trong công nghệ y học, Singapore chủ trương xây chắc hơn nữa vị thế của mình trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Lúc đó, thị trường Medtech ở châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ tăng trưởng hằng năm với tốc độ 8,8% để đạt con số 157 tỷ USD năm 2022. Điều này sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các công ty Medtech nếu biết áp dụng đổi mới công nghệ hiệu quả để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe.

Cụ thể hơn, trong dịch Covid-19, Singapore được thế giới biết đến trong vai trò là một trong những nước đi đầu trong cuộc chiến chống đại dịch, nhờ các công ty Medtech của Singapore như MiRXES, Veredus Labs và Biolidics đã phát triển thành công các bộ xét nghiệm chẩn đoán và được quốc tế công nhận.

Tại Singapore, nhóm các công ty Medtech tự phát triển với các công nghệ độc quyền đã tăng gấp sáu lần, từ 60 nhóm vào năm 2014 lên hơn 360 nhóm vào năm 2020.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Quảng cáo mỹ phẩm trái phép tại 'đại hội da liễu spa'

Quảng cáo mỹ phẩm trái phép tại 'đại hội da liễu spa'

Một công ty đã tự ý tổ chức "đại hội da liễu" để quảng bá mỹ phẩm trái phép dù công ty không được cấp phép để tổ chức.

Hơn 1.700 xe sang Mercedes ở Việt Nam phải triệu hồi

Hơn 1.700 xe sang Mercedes ở Việt Nam phải triệu hồi

Mercedes-Benz Việt Nam (MBV) đang tiến hành triệu hồi nhiều dòng sản phẩm do 2 vấn đề riêng biệt liên quan tới hộp cầu chì và cụm bơm nhiên liệu, theo thông tin từ Cục Đăng kiểm.

6 ngân hàng ngoại đồng loạt cho công ty tài chính của EVN vay

6 ngân hàng ngoại đồng loạt cho công ty tài chính của EVN vay

EVNFinance, công ty tài chính thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, vừa ký kết gói vay hợp vốn trị giá 65 triệu USD với 6 ngân hàng hàng đầu của Đài Loan (Trung Quốc).

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa ký thỏa thuận với công ty The Green Solutions trụ sở tại TP.HCM để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho dự án hydro xanh Trà Vinh, dự án năng lượng hydro xanh đầu tiên tại Việt Nam.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tại Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024 sẽ có không gian nhà màng, tái hiện mô hình trồng sâm Ngọc Linh.