Chủ nhật, 19/05/2024

TP.HCM chính thức mở lại quán ăn tại chỗ từ ngày 28/10

27/10/2021 6:47 PM (GMT+7)

TP.HCM cho phép các cơ sở kinh doanh ăn uống phục vụ tại chỗ được mở lại từ ngày 28/10. Quận 7 và thành phố Thủ Đức được thí điểm phục vụ kèm đồ uống có cồn.

Chiều 27/10, bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, đã ký văn bản khẩn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức về việc mở lại dịch vụ kinh doanh ăn uống phục vụ tại chỗ. Các cơ sở kinh doanh ăn uống tại chỗ được mở lại từ ngày 28/10.

Theo đó, các hàng, quán được mở bán tại chỗ nếu đáp ứng được các quy định theo Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống Covid-19. Ngoài ra, các cơ sở cần tuân thủ những quy định cụ thể.

UBND TP.HCM cũng yêu cầu, các hàng, quán phải đóng cửa trước 21h hàng ngày, công suất tối đa được duy trì từ 50% trở xuống. Ngoài ra, các nhà hàng, quán ăn tại chỗ không được kinh doanh đồ uống có cồn.

TP.HCM chính thức mở lại quán ăn tại chỗ từ ngày 28/10 - Ảnh 1.

Người dân TP.HCM không còn bắt buộc phải mua đồ ăn mang về (Ảnh minh họa: Hải Long).

Các quy định trên sẽ không áp dụng đối với hệ thống các nhà hàng tổ chức tiệc cưới, nhà hàng tại các cơ sở lưu trú, cơ sở tham quan phục vụ khách du lịch. Đối với các cơ sở này.

Đối với việc kinh doanh rượu, bia, đồ uống có cồn, các cơ sở tại quận 7 và thành phố Thủ Đức được thí điểm thực hiện căn cứ trên mức độ kiểm soát dịch Covid-19. Việc thí điểm do Chủ tịch UBND quận 7 và thành phố Thủ Đức quyết định.

UBND TPHCM giao các sở, ngành, cùng chính quyền các địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ để hướng dẫn, kiểm tra, đảm bảo việc thực hiện các quy định an toàn phòng, chống dịch. Ban Quản lý An toàn thực phẩm phối hợp với các địa phương để hướng dẫn cơ sở kinh doanh ăn uống thực hiện đúng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn phòng, chống Covid-19 đối với dịch vụ ăn uống.

Trong đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4, nhà hàng, quán ăn tại thành phố đã phải tạm dừng phục vụ tại chỗ từ ngày 28/5, trước thời điểm áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội.

Tại cuộc họp với các sở, ngành, quận, huyện, thành phố Thủ Đức về tình hình kinh tế - xã hội chiều 19/10, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM chỉ đạo trong thời gian tới, các đơn vị cần nghiên cứu việc mở lại hoạt động ăn uống tại chỗ, hoạt động bán vé số để tạo sinh kế cho người dân.

Ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh, khi mở lại các hoạt động này, thành phố sẽ giải quyết được vấn đề việc làm của hàng triệu người sau đợt bùng phát dịch Covid-19, giúp thành phố giảm bớt gánh nặng trong công tác an sinh xã hội. Tuy nhiên, việc mở lại các hoạt động này cần đánh giá kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn.


Theo Bộ tiêu chí mới của TPHCM, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống được phép hoạt động trở lại nếu đáp ứng các tiêu chí tương ứng với từng đối tượng, bao gồm: cơ sở kinh doanh, chủ cơ sở, nhân viên phục vụ và khách hàng.

Tiêu chí đầu tiên dành cho cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là phải có giấy chứng nhận đảm bảo đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Khu vực giao - nhận hàng cần đảm bảo an toàn phòng, chống Covid-19, trang bị đầy đủ nước rửa tay, xà phòng, dung dịch sát khuẩn và thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm khô tay.

Các cơ sở tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 ngẫu nhiên, định kỳ cho người làm việc tại nơi có nguy cơ lây nhiễm cao. Cơ sở cần đăng ký mã QR và tổ chức quét mã cho người tham gia hoạt động.

Tiêu chí thứ 2 là khách hàng phải thực hiện nghiêm quy tắc 5K. Thực khách cần quét mã QR và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Tiêu chí thứ 3 là nhân viên phục vụ, người bán hàng, giao nhận hàng, liên hệ cơ sở phải tuân thủ quy tắc 5K. Ngoài ra, những người này cần thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 sàng lọc, tầm soát, định kỳ hoặc khi có các biểu hiện nghi mắc Covid-19.

Tiêu chí thứ 4 là chủ cơ sở cần có kế hoạch và chịu trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống Covid-19 tại cơ sở.

Đối với việc ăn uống tại chỗ, chủ cơ sở cần có phương án tổ chức kinh doanh, công khai số lượng khách tối đa được ăn uống tại cơ sở trong cùng một thời điểm, có bảng thông báo. Số lượng khách hàng không được vượt quá số lượng đã thông báo.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tôn vinh ẩm thực Việt với các món ăn ấn tượng tại lễ hội bánh mì 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tôn vinh ẩm thực Việt với các món ăn ấn tượng tại lễ hội bánh mì 2024

Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại TP.HCM vừa qua.

Người dân TP.HCM sắp được mua hàng khuyến mãi tới 100% suốt mùa hè

Người dân TP.HCM sắp được mua hàng khuyến mãi tới 100% suốt mùa hè

TP.HCM sắp có chương trình khuyến mãi tới 100% kéo dài trong suốt 3 tháng hè. Ngoài sản phẩm hàng hóa, thời trang, năm nay, các tour du lịch cũng sẽ nằm trong chương trình khuyến mãi phục vụ người dân, du khách.

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Cũng lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang sôi động với hàng loạt dự án mới được cấp phép và mở bán nhưng thị trường địa ốc tại Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Các công ty cà phê ở Việt Nam ghi nhận 2 chiều kinh doanh trái ngược trong quý I/2024. Một nhóm kinh doanh khởi sắc và tăng trưởng rõ rệt nhưng bên kia lại chìm sâu trong thua lỗ, lợi nhuận giảm mạnh...