Thứ sáu, 17/05/2024

"Sóng" M&A ngân hàng sau cú sập của SVB

23/04/2023 1:00 PM (GMT+7)

Định giá thấp cùng với việc siết chặt các quy định cho vay được cho là sẽ thúc đẩy hoạt động M&A trong hệ thống ngân hàng tại Mỹ.

"Sóng" M&A ngân hàng sau cú sập của SVB - Ảnh 1.

Tác động từ cú sập của SVB tiếp diễn trong hệ thống ngân hàng Mỹ (Ảnh: CNBC)

Hệ thống ngân hàng Mỹ đã bình ổn trở lại sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) và Signature Bank.

Sự kiện này mang tới cơ hội cho các 'gã khổng lồ' như JPMorgan Chase và Bank of America (BoA). Dù chỉ huy động với mức lãi suất 'siêu rẻ' so với mặt bằng chung của thị trường, họ vẫn thu hút được một lượng lớn tiền gửi, theo các báo cáo hoạt động kinh doanh.

Ngược lại, nhiều ngân hàng cỡ vừa và nhỏ phải đối diện với cuộc cạnh tranh thu hút khách hàng ngày càng gay gắt và chịu áp lực chi phí vốn tăng cao.

Ngày 18/4, Western Alliance, ngân hàng có quy mô tài sản ở mức 71 tỉ USD, thông báo rằng họ đã mất 11% lượng tiền gửi trong năm nay.

Nhiều ngân hàng đang xoay sở để lôi kéo người gửi tiền quay trở lại. Một số khác lại tìm đến các khoản vay tạm thời, kể cả khoản vay từ Fed, và chấp nhận chi trả mức lãi suất cao hơn.

Do đó, một đợt sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng tại Mỹ đang đến gần.

Tuy nhiên, theo The Economist, thị trường đã có những nhận định từ trước: Giá cổ phiếu của nhiều ngân hàng đã giảm đi rất nhiều so với thời điểm đầu năm.

Kết quả từ việc bị định giá thấp, cùng với bối cảnh hiện nay khi mà quy mô ngân hàng được xem là điều quan trọng, rất có thể sẽ là điều diễn ra phổ biến trong bối cảnh khủng hoảng ngân hàng xảy ra trong suốt 4 thập kỷ qua: sáp nhập.

Mỹ có khoảng 4.700 ngân hàng và các tổ chức tiết kiệm, tức 1 ngân hàng phục vụ cho 71.000 người dân. Theo giới quan sát tại EU – nơi chỉ có khoảng 1 ngân hàng trên mỗi 85.000 dân – thì con số ngân hàng ở Mỹ là quá lớn.

Tuy vậy, đây là một trong những mức thấp nhất lịch sử hệ thống ngân hàng. Vào năm 1984, khi dữ liệu so sánh bắt đầu được công bố và dân số Mỹ nhỏ hơn nhiều so với hiện nay, số lượng ngân hàng còn cao gấp gần 4 lần.

Kể từ đó, ngành ngân hàng của Mỹ chứng kiến hàng loạt vụ M&A. Làn sóng M&A lớn nhất xuất hiện sau một cuộc khủng hoảng kéo dài trong Hiệp hội tiết kiệm và cho vay (S&L), các ngân hàng chuyên về cho vay thế chấp, và lên đến đỉnh điểm vào cuối những năm 1980. Các quy định sau đó được thay đổi, ví dụ như không hạn chế tầm hoạt động liên bang, từ đó khuyến khích các ngân hàng tăng trưởng về mặt quy mô.

Thời điểm đó cũng có nhiều điểm tương đồng với hiện nay. Nhiều tổ chức tiết kiệm và cho vay sụp đổ do chi phí vốn tăng khi lãi suất cao, trong khi sổ sách vay thế chấp của họ lại có lãi suất cố định ở mức thấp. Có thời điểm, gần 2/3 tổng số tổ chức tiết kiệm và cho vay có nguy cơ mất khả năng thanh toán nếu như tài sản của họ được điều chỉnh theo thị trường.

Mặc dù những vấn đề về bảng cân đối kế toán của các ngân hàng ngày nay ít nghiêm trọng hơn so với giai đoạn nêu trên, nhưng về bản chất của chúng là tương tự. Cuối năm 2022, hơn 400 ngân hàng với tổng tài sản 4 nghìn tỉ USD có khoản lỗ lớn ở danh mục chứng khoán, trị giá ít nhất là một nửa vốn cổ phần của họ. Thêm vào sổ sách cho vay với lãi suất cố định của họ, và cả những khoản lỗ có thể xuất hiện khi cho vay đầu tư bất động sản thương mại, lỗ hổng này sẽ lớn hơn.

Cùng thời điểm, các ngân hàng nhỏ hơn cũng chịu rủi ro mất đi lợi thế về pháp lý mà họ đang được hưởng.

Khi tính toán vốn pháp định, các ngân hàng có tài sản dưới 700 tỉ USD thường là sẽ không phải điều chỉnh theo thị trường kể cả các loại chứng khoán mà họ xếp loại là “sẵn sàng để bán” (AFS). Những ngân hàng có tài sản dưới 250 tỉ USD được miễn trừ khỏi những quy định thanh khoản khắt khe nhất, những đợt 'stress test' từ cơ quan quản lý.

Cơ chế cở mở này hiện giờ đang được các cơ quan trong nước và quốc tế xem xét lại.

Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàng, tổ chức đưa ra nhiều tiêu chuẩn trong hệ thống ngân hàng toàn cầu, đang xem lại những bài học rút ra từ sự sụp đổ của SVB.

Tại Washington, việc nới lỏng quy định đối với nhóm ngân hàng có quy mô trung bình mà Quốc hội và Fed áp dụng hiện đang được xem xét lại.

Những sự thay đổi quan trọng nhất đối với cấu trúc của thị trường dường như xảy ra ở những ngân hàng có tổng tài sản tiến gần sát ngưỡng theo luật định. Có 20 ngân hàng có tài sản nằm trong khoảng 100 tỉ - 200 tỉ USD. Nếu các quy định đối với những ngân hàng hàng có tổng tài sản vượt qua ngưỡng 250 tỉ USD được nới lỏng, rất nhiều ngân hàng có thể chấp nhận phương án sáp nhập.

Sáp nhập sẽ cho phép các ngân hàng này tuân thủ các quy định mà liên bang áp dụng với các ngân hàng lớn, cùng lúc đạt được khả năng khách hàng gửi tiền của họ sẽ được giải cứu trong trường hợp khủng hoảng.

Các cơ quan chức năng cũng có thể mong muốn các vụ sáp nhập nhằm xoá sổ những ngân hàng yếu kém, hơn là để cho những ngân hàng kiểu này “đánh cược để hồi sinh”. Nếu vậy, cuộc khủng hoảng gần đây nhất trong hệ thống ngân hàng hoá ra lại tạo động lực mới để các ngân hàng M&A và ngày càng lớn hơn.


Theo Viet Times

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Vàng nhẫn, vàng miếng đua nhau lao dốc trước giờ đấu thầu vàng lần thứ 6

Giá vàng thế giới hôm nay (14/5) quay đầu giảm mạnh do nhà đầu tư chốt lời trước dữ liệu lạm phát được công bố. Trong nước, giá vàng nhẫn giảm khá mạnh, niêm yết cao nhất ở mức 76,8 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC tiếp tục giảm về 90 triệu đồng/lượng.

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Yếu tố giúp cổ phiếu MWG vào vùng giá cao nhất trong 19 tháng

Sức mua mạnh từ các nhà đầu tư nước ngoài gần đây đã đẩy cổ phiếu MWG của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động lên vùng cao nhất trong vòng gần 2 năm.

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Giá vàng lao dốc, người vui mừng chốt lời, kẻ ngậm ngùi chịu lỗ

Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư lao vào đỉnh “sóng” ngậm ngùi chịu lỗ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Việt Nam ở đâu trong thứ hạng dân số siêu giàu khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Số người siêu giàu ở Việt Nam - là những cá nhân sở hữu tài sản từ 30 triệu USD trở lên - được ước tính là 752 người vào năm 2023, tăng 2,4% so với năm 2022. Mức tăng này cao gấp ba lần Thái Lan, với 0,8%.

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Bầu Đức: Nguồn lực mới, người mới để củng cố Hoàng Anh Gia Lai

Hợp tác toàn diện với Ngân hàng LPBank, thêm người mới vào HĐQT và Ban kiểm soát, tích cực tuyển thêm hàng loạt kỹ sư để phục vụ nông nghiệp, CTCP Hoàng Anh Gia Lai kỳ vọng những kết quả năm tốt hơn 2023.