Chủ nhật, 02/06/2024

Quảng Nam: Đề nghị xử lý tiệm bánh mì Phượng để xảy ra ngộ độc hàng trăm người

23/09/2023 9:30 AM (GMT+7)

Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam nhấn mạnh, căn cứ kết luận vụ ngộ độc thực phẩm, Sở Y tế sẽ tiến hành làm việc với hộ kinh doanh bánh mì Phượng và kiến nghị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Ngày 23/9, ông Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết, đối với tiệm bánh mì Phượng, để đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, phía sở đã đề nghị cơ sở thực hiện lưu mẫu đủ số lượng món ăn, vệ sinh trang thiết bị dụng cụ chứa đựng, bảo quản thực phẩm.

 Quảng Nam: Đề nghị xử lý tiệm bánh mì Phượng để xảy ra ngộ độc hàng trăm người - Ảnh 1.

Cơ quan chức năng tiến hành lấy mẫu tại tiệm bánh mì Phượng lúc bị ngộ độc để gửi đi xét nghiệm. Ảnh: CTV

Bên cạnh đó, cần sắp xếp nguyên liệu, thực phẩm gọn gàng; phân biệt giữa khu vực bảo quản nguyên liệu, thực phẩm, khu vực sơ chế, chế biến và khu vực khác; bố trí dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh trong khu vực sơ chế, chế biến, khu vực ăn uống; lưu giữ đầy đủ hợp đồng, hóa đơn cung cấp thực phẩm; thường xuyên vệ sinh mặt bằng khu vực sơ chế, chế biến thực phẩm và chú ý đảm bảo thực hành vệ sinh cá nhân của người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm.

"Sở y tế tỉnh đề nghị cơ sở tích cực phối hợp với cơ quan y tế, cơ quan liên quan khác trong việc thực hiện các biện pháp cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm, cơ sở thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong kinh doanh dịch vụ ăn uống và đề nghị cơ sở chấp hành nghiêm các kiến nghị và biện pháp xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

Căn cứ kết luận vụ ngộ độc thực phẩm, Sở Y tế sẽ tiến hành làm việc với hộ kinh doanh bánh mì Phượng và kiến nghị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật", ông Mười nhấn mạnh.

 Quảng Nam: Đề nghị xử lý tiệm bánh mì Phượng để xảy ra ngộ độc hàng trăm người - Ảnh 2.

Sở Y tế Quảng Nam đề nghị xử lý tiệm bánh mì Phượng để xảy ra hàng trăm người ngộ độc. Ảnh: H.B

Cũng theo ông Mai Văn Mười, sở đã có báo cáo kết luận cụ thể về vụ ngộ độc bánh mì tại tiệm bánh mì Phượng, theo đó căn cứ vào kết quả điều tra vụ ngộ độc thực phẩm của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Nam và Công văn số 1950/IPN-ATTP ngày 21/9/2023 của Viện Pasteur Nha Trang về việc thông báo kết quả kiểm nghiệm mẫu liên quan vụ ngộ độc thực phẩm tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

Đối với số lượng người ăn bánh mì Phượng phát hiện ngộ độc là khoảng 1.900 người ăn ngày 11/9 và 1.700 người ăn ngày 12/9, căn cứ số bánh mì cơ sở bán ra ngày 11/9 là 1.920 ổ, ngày 12/9 là 1.700 ổ.

Tổng số người bị ngộ độc là 313 người trong đó có 103 người nước ngoài, số người vào viện là 273 người, điều trị tại nhà và khai báo qua điện thoại 40 người.

Đa phần người bị ngộ độc bánh mì có triệu chứng lâm sàng của người bị ngộ độc thực phẩm là đau bụng, đi cầu lỏng nhiều lần, nôn, sốt cao.

 Quảng Nam: Đề nghị xử lý tiệm bánh mì Phượng để xảy ra ngộ độc hàng trăm người - Ảnh 3.

Người dân và du khách đứng chờ được mua bánh mì Phượng lúc chưa xảy ra ngộ độc. Ảnh: H.B

Sau thời gian gửi mẫu đi xét nghiệm, Viện Pasteur Nha Trang đã có kết quả gửi Sở Y tế Quảng Nam cho thấy, cả mẫu phân và một số mẫu thực phẩm bao gồm thịt heo xíu (hai mẫu được lấy trong 2 ngày 11 và 12/9), rau xà lách, rau hành dưa leo, xíu mại đều phát hiện dương tính với vi khuẩn Salmonella.

Cùng với vi khuẩn Salmonella, trong số 12 mẫu thực phẩm được đưa đi kiểm nghiệm thì có đến 7 mẫu thực phẩm nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm khác là Bacillus cereus.

Cụ thể, phát hiện chủng Bacillus cereus sinh độc tố NHE và HBL trong chả heo, xíu mại, rau răm, xà lách, hành, dưa leo (trong các mẫu thực phẩm lấy mẫu từ ngày 11 - 13/9).

Ngoài ra, chủng vi khuẩn Salmonella spp cũng được tìm thấy trong thịt heo xíu, xíu mại, rau răm, xà lách, hành, dưa leo (trong các mẫu thực phẩm lấy mẫu từ ngày 11 - 13/9).

Theo các chuyên gia y tế, Salmonella là một vi khuẩn với khả năng lây nhiễm cao, để lại những hệ lụy khôn lường. Nếu bị nhiễm Salmonella, bệnh nhân thường bị tiêu chảy, sốt và co thắt dạ dày, đôi khi có thể bị đau đầu, buồn nôn và nôn, đôi khi nhiễm trùng lây lan đến máu, xương, khớp, não hoặc hệ thần kinh của người bệnh và gây ra các triệu chứng lâu dài, ảnh hưởng đến những cơ quan đó.

Còn Bacillus cereus phân bố nhiều trong tự nhiên, nhiễm vào các loại thức ăn qua đêm hay trữ lạnh lâu, gây ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm càng bẩn, bảo quản và chế biến không tốt, thì càng dễ ngộ độc. Vi khuẩn này cũng có thể gây nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng (dù hiếm gặp), tùy thuộc vào cơ địa và cách xử trí ban đầu, điều trị cấp cứu...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

UBND TP.HCM yêu cầu tập các đơn vị trung thực hiện các nội dung, công việc liên quan để chủ động sửa đổi, bổ sung bảng giá đất theo quy định của Luật đất đai 2024.

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Chuyến tàu biển đầu tiên trở lại Côn Đảo sau 25 năm, kể từ năm 1999, sáng 2/6. Du khách sẽ tham quan bảo tàng, vườn Quốc gia, khu ấp trứng rùa Côn Đảo…

HHV nợ có kế hoạch

HHV nợ có kế hoạch

Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (MCK: HHV) ghi nhận lợi nhuận tích cực và đang hướng tới mục tiêu thi công các dự án với tổng giá trị các gói thầu khoảng 200.000 tỷ đồng.

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Lần đầu tiên, dự án có số tiền tài trợ vốn lớn nhất trong ngành ngân hàng và được thu xếp hoàn toàn bằng nguồn USD trung dài hạn từ 3 "ông lớn" NHTM Việt Nam là Vietcombank, Vietinbank, BIDV.

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về  phát triển và quản lý nhà ở xã hội

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, gửi trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng.

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

"Chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4%", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.