Thứ bảy, 18/05/2024

Nông dân TP.HCM lo công trình phụ trợ phục vụ sản xuất trên đất nông nghiệp bị tháo dỡ

16/11/2023 7:53 AM (GMT+7)

TP.HCM đã thí điểm xây công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp từ năm 2020 tại nhiều huyện. Chính sách này đã hỗ trợ hiệu quả phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị, nhưng hiện nhiều nông dân đang sốt ruột lo công trình phải tháo dỡ.

Theo công văn số 3680 về việc hướng dẫn thực hiện thí điểm xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp khác và phi nông nghiệp khác tại các huyện Củ Chi, Cần Giờ và Nhà Bè, công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp phần lớn là nhà kho, chứa phân bón, sơ chế… Hoặc các công trình có quy mô cấp IV phù hợp với phương án sản xuất nông nghiệp.

Tại hội nghị đối thoại với chính quyền thành phố do Sở NNPTNT TP.HCM và Trung tâm Xúc tiến Thương mại đầu tư TP (ITPC) tổ chức ngày 31/8, các sở ngành cho biết chính sách thí điểm này đang phải tạm ngưng.

Nông dân TP.HCM sốt ruột lo công trình phụ trợ phục vụ sản xuất trên đất nông nghiệp bị tháo dỡ - Ảnh 1.

Công trình phụ trợ phục vụ sản xuất trên đất nông nghiệp đã hỗ trợ hiệu quả phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị tại các huyện được thí điểm. Các HTX khu vực Bình Chánh cũng mong muốn được tham gia vào chính sách thí điểm này. Ảnh: N.V

Theo lý giải của đại diện Sở Xây dựng TP.HCM, mặc dù sản xuất nông nghiệp, nhưng khi có cấu phần xây dựng công trình phụ trợ buộc phải tuân theo Nghị định 15/2021 của Chính phủ về quy định quản lý đầu tư xây dựng. Bộ Tư pháp đã nhắc nhở vì nội dung văn bản 3680 không phù hợp với hệ thống văn bản pháp luật. TP đang rà soát, đánh giá lại, báo cáo Trung ương có giải pháp thích hợp.

Anh Trần Duy Khánh ở xã Xuân Thới Thượng (Hóc Môn), cho biết từ năm 2020, nông trại Nấm Xanh của anh đã sản xuất thành công nấm linh chi đại làm dược liệu. Đây cũng là sản phẩm được chọn tham gia chương trình bình chọn và tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu TP.HCM năm 2022.

Trên diện tích 2.500m2, anh Khánh đang trồng 50.000 phôi nấm các loại, công suất 1.200 phôi nấm/ngày. Doanh thu trung bình mỗi năm  của trại nấm đạt 2 tỷ đồng. Theo anh Khánh, TP.HCM đang đang tập trung thực hiện mô hình nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra những sản phẩm chất lượng. Trồng nấm là mô hình rất phù hợp vì ứng dụng công nghệ, quy trình hữu cơ, tuần hoàn để tạo ra sản phẩm sạch.

Tuy nhiên, việc phát triển mô hình này đang gặp khó khăn, vì vướng mắc liên quan việc xây dựng các công trình phụ trợ. Theo anh Khánh, TP.HCM đã thực hiện thí điểm xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp nhưng mới đây, thông tin UBND TP.HCM yêu cầu chấm dứt thực hiện thí điểm việc này nên anh rất lo lắng, hoang mang. Vì công trình anh đã đầu tư phục vụ sản xuất nấm, giờ ngưng lại liệu không biết có phải dỡ bỏ?

Nông dân TP.HCM sốt ruột lo công trình phụ trợ phục vụ sản xuất trên đất nông nghiệp bị tháo dỡ - Ảnh 2.

Chủ nông trại Nấm Xanh ở xã Xuân Thới Thượng - Hóc Môn cho biết rất hoang mang lo công trình đã đầu tư phục vụ sản xuất nấm, liệu có phải dỡ bỏ. Ảnh: Thuận An

Tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Hóc Môn của Tổ Đại biểu Quốc hội TP.HCM (trước kỳ họp thứ 10 HĐND TP.HCM khoá X nhiệm kỳ 2021-2026) vừa qua, anh Khánh tiếp tục đề nghị chính quyền hỗ trợ, để nông dân phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.

Đặc biệt, TP.HCM rất cần tạo điều kiện cho nông dân làm nhà màng, nhà sơ chế, chuồng trại trên đất nông nghiệp và các loại đất khác, để có địa điểm trồng trọt, chăn nuôi và chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp, vì đây là những công trình cần thiết cho sản xuất.

Chia sẻ với nông dân, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải đề nghị UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành khẩn trương giải quyết hiệu quả những kiến nghị chính đáng của nông dân. Thành phố cũng cần sớm tổng kết đánh giá các chính sách đã ban hành, để có điều chỉnh phù hợp, hoặc kiến nghị Trung ương xem xét, hỗ trợ.

Chủ tịch Hội Nông dân TP.HCM, bà Nguyễn Thanh Xuân, cho hay một vướng mắc khá lớn ảnh hưởng đến triển khai chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị ở TP.HCM là chưa quy hoạch hoàn chỉnh các vùng sản xuất nông nghiệp, nên ảnh hưởng đến tâm lý của nông dân trong việc đầu tư.

Đồng thời, việc mở rộng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cũng gặp nhiều khó khăn, do vướng các quy định pháp lý về xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp; một số chính sách ưu đãi cho nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM đã hết hiệu lực, chẳng hạn Quyết định 655 năm 2018 của UBND TP.HCM...

Hội Nông dân kiến nghị UBND TP.HCM tháo gỡ các vướng mắc và tiếp tục triển khai các chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Khi thời trang, ăn uống phủ đầy các trung tâm thương mại

Hầu hết các giao dịch thuê được ghi nhận đến từ ngành hàng F&B, thời trang thể thao và mỹ phẩm… điều này đã thay đổi đáng kể và đặt ra yêu cầu về nâng cấp, tái cơ cấu đối với các trung tâm mua sắm.

Cây phượng đỏ rực giữa đồng xanh, ngàn người kéo đến

Cây phượng đỏ rực giữa đồng xanh, ngàn người kéo đến

Nhiều người không ngại thức dậy từ 5 giờ sáng, đường xa để có thể chụp khoảnh khắc cây phượng nở hoa đỏ rực giữa đồng rau xanh bát ngát.

Món ăn được làm từ sen - đặc sản Đồng Tháp

Món ăn được làm từ sen - đặc sản Đồng Tháp

Đặt chân đến Đất Sen hồng Đồng Tháp tại miền Tây sông nước, du khách không chỉ thích thú với những cánh đồng sen tỏa sắc mà còn bị hút hồn bởi các món ăn đặc sản được chế biến từ sen.

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Công ty Phương Trang cho biết sẵn sàng đầu tư xe buýt thuần điện mới nhằm góp phần "xanh hóa" hệ thống giao thông đô thị tại TP.HCM.

Apple giúp người dễ say xe có thể dùng điện thoại

Apple giúp người dễ say xe có thể dùng điện thoại

Apple vừa giới thiệu một tính năng mới có thể giúp những người dùng iPhone và iPad giảm tình trạng say xe khi sử dụng thiết bị công nghệ trên xe hơi.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.