Thứ bảy, 18/05/2024

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: M&A theo cách "bán mình" nhường sân chơi cho nhà đầu tư nước ngoài thì rất đáng lo

12/03/2024 1:26 PM (GMT+7)

Nếu doanh nghiệp Việt đi theo hướng "bán mình" luôn thì chắc chắn sẽ làm suy yếu nội lực Việt Nam. Một số ngành hàng Việt Nam đang có vị thế nhất định kể cả trong nước lẫn xuất khẩu có thể bị rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: M&A theo cách "bán mình" nhường sân chơi cho nhà đầu tư nước ngoài thì rất đáng lo- Ảnh 1.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Đây là lo lắng của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan tại Hội thảo "Ngành hàng tiêu dùng và phân phối: Xu hướng M&A và chiến lược đầu tư gọi vốn cho doanh nghiệp Việt Nam", do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao và Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC) tổ chức sáng nay, tại TP.HCM.

Theo bà Phạm Chi Lan, việc tìm kiếm nguồn vốn ở bên ngoài là xu hướng lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vì hiện nay nguồn vốn trong nước cũng có nhưng đắt đỏ, chi phí vốn cao so với các nước xung quanh chưa kể đến nước phát triển.

Thậm chí, hiện nay Việt Nam có thể có sẵn nguồn vốn nội nhưng làm cách nào để huy động và phân bổ nguồn vốn đến doanh nghiệp, có tiếp cận được thì vẫn rất khó khăn.

Mặt khác, bên cạnh nguồn vốn thì các doanh nghiệp Việt còn tìm kiếm các yếu tố khác khi mời gọi các nhà đầu tư nước ngoài qua các thương vụ M&A ,đó là có thể tiếp nhận thêm về công nghệ, kỹ năng, quản trị, thị trường, tận dụng các FTA mà Việt Nam đã ký kết.

“Tìm kiếm các nhà đầu tư mới, tìm kiếm các nhà đầu tư từ bên ngoài là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam đang cần, nhưng cái cần hơn là chính sách vĩ mô phải tốt để doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài và giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp Việt trong quá trình M&A", bà Chi Lan nói.

Dù vậy, chuyên gia kinh tế cao cấp này cũng tỏ ra lo ngại khi các chính sách vĩ mô để DN tiếp cận nguồn vốn bên ngoài vẫn đang còn chưa tốt.

"Số doanh nghiệp ngưng hoạt động từ cuối năm ngoái đến đầu năm nay vẫn tăng cao, nếu doanh nghiệp được vốn kịp thời thì không như vậy”, bà Phạm Chi Lan nói thêm.

Đặc biệt, theo bà Phạm Chi Lan, khi nói đến M&A thì có hai kiểu M&A. Thứ nhất là các doanh nghiệp tìm nhà đầu tư chung sức chung tay để cùng nhau phát triển bền vững phát triển lâu dài. Thứ hai là những doanh nghiệp muốn “bán đứt”, rút lui khỏi thị trường.

"Nếu doanh nghiệp đi theo hướng "bán mình" luôn thì chắc chắn sẽ làm suy yếu nội lực Việt Nam. Một số ngành hàng Việt Nam đang có vị thế nhất định kể cả trong nước lẫn xuất khẩu có thể bị rơi vào tay các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta không thể có nền kinh tế trung bình cao hay cao nếu không chịu tự lực tự cường mà chỉ dựa vào đầu tư nước ngoài", bà Chi Lan nhấn mạnh.

Trong khi đó, TS Nguyễn Tuấn Anh (ĐH RMIT Việt Nam) thì cho rằng, sự tích cực và sôi động trên thị trường M&A thời gian tới còn đến từ nguyên nhân nội tại của các doanh nghiệp nội địa. Theo đó, khi nguồn vốn trong nước bị thắt chặt, nhiều doanh nghiệp đang buộc phải tái cấu trúc, bán bớt tài sản, kêu gọi đầu tư để giải quyết sức ép về tài chính.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: M&A theo cách "bán mình" nhường sân chơi cho nhà đầu tư nước ngoài thì rất đáng lo- Ảnh 2.

TS Nguyễn Tuấn Anh (ĐH RMIT Việt Nam)

Tuy nhiên, để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nhất là những nhà đầu tư có chiến lược đầu tư dài hạn thì môi trường chính sách ở Việt Nam phải thuận lợi hơn nữa cho hoạt động thoái vốn. Bởi khi rót tiền vào, nhà đầu tư cân nhắc phải lấy ra được. Một yếu tố khác là phải làm sao để tạo điều kiện rút ngắn thời gian hoàn tất thương vụ.

"Tôi dẫn lời ông Sam Yoshida, Giám đốc toàn cầu RECOF, thị trường nội địa Nhật Bản trong 3 tháng có thể hoàn tất một thương vụ M&A, Nhật Bản với phương Tây là cần 6 tháng, nhưng Nhật Bản với Việt Nam cần hơn 1 năm, nguyên nhân là do sự giới hạn, hệ thống kế toán và kỳ vọng định giá quá cao của bên bán...", chuyên gia đến từ (ĐH RMIT Việt Nam), cho hay.

Về xu thế của dòng vốn M&A hiện tại, TS Nguyễn Tuấn Anh cho hay, gần đây các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia rất mạnh vào các thương vụ M&A.

Tiêu biểu như Tập đoàn Nhật Bản Sojitz thông qua Sojitz Asia Pte.Ltd. và Công ty TNHH Sojitz Việt Nam mua lại toàn bộ công ty phân phối thực phẩm lớn nhất Việt Nam là Công ty cổ phần Đại Tân Việt (New Viet Dairy).

Sở dĩ có xu hướng này, theo TS Tuấn Anh là do đồng Yên đang mất giá nên các doanh nghiệp Nhật đang tìm cách "mang tiền đi đầu tư nước ngoài" (như vào Việt Nam), vẫn là lựa chọn tốt hơn, và xu hướng này sẽ tiếp tục trong thời gian sắp tới, đặc biệt là các lĩnh vực như logistics, chuỗi cung ứng lạnh...

Nhìn chung, theo nhận định của TS Nguyễn Tuấn Anh, trong năm 2024 các thị trường M&A sẽ tiếp tục sôi động, bởi vì các nhà đầu tư sẽ nhắm tới những doanh nghiệp có chiến lược đầu tư sản phẩm ổn định và lâu dài trong các ngành nông nghiệp và thực phẩm. Nhà đầu tư cũng muốn chốt thương vụ trong lĩnh vực có thể tận dụng được mức định giá rẻ như: bất động sản, xây dựng...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.