Thứ bảy, 18/05/2024

Lộ mối nguy của trí tuệ nhân tạo: ChatGPT biết nói dối và gian lận

30/12/2023 11:26 AM (GMT+7)

ChatGPT, công cụ trợ lý "ảo" đình đám cả thế giới trong thời gian qua, sẽ có hành vi lừa dối và gian lận nếu bị gây áp lực kiếm tiền, theo một nghiên cứu mới. Phát hiện này càng cho thấy nỗi lo về các mối nguy hiểm từ trí tuệ nhân tạo AI là có cơ sở.

ChatGPT, công cụ trợ lý "ảo" đình đám cả thế giới trong thời gian qua, sẽ có hành vi lừa dối và gian lận nếu bị gây áp lực kiếm tiền, theo một nghiên cứu mới. Phát hiện này càng cho thấy nỗi lo về các mối nguy hiểm từ trí tuệ nhân tạo AI là có cơ sở.

Giới công nghệ AI của thế giới vẫn nỗ lực xây dựng các nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo để những chatbot này phải trung thực nhưng chúng dường như không hoàn toàn "vâng lời". Phát hiện mới của nhóm tác giả gồm các tiến sĩ khoa học máy tính Jérémy Scheurer (Đại học New York, Mỹ), Mikita Balesni (Apollo Research), Marius Hobbhahn (Đại học Tübingen, Đức) là một minh chứng.

Lộ ra mối nguy của trí tuệ nhân tạo: ChatGPT biết nói dối và gian lận - Ảnh 1.

Ảnh minh họa về trí tuệ nhân tạo. Nguồn: Wildpixel qua Getty Images

Nhóm này vừa công bố nghiên cứu của họ trên arXiv, một kho lưu trữ truy cập mở cho gần 2,4 triệu bài báo học thuật. Theo nghiên cứu này, hành vi lừa đảo này xuất hiện một cách tự phát khi các chatbot như ChatGPT đẩy ra các chiêu "giao dịch nội gián" khi bị giao nhiệm vụ ép phải kiếm tiền cho một công ty đầu tư tài chính.

Nhóm nghiên cứu viết rõ: "Trong nghiên cứu kỹ thuật này, chúng tôi áp dụng chỉ 1 kịch bản là để Mô hình Ngôn ngữ lớn Large Language Model hành động sai lệch và đánh lừa người dùng một cách có chiến lược, và chúng tôi không hướng dẫn mô hình này làm gì. Và theo những gì chúng tôi hiểu, kết quả trên là minh chứng đầu tiên về hành vi lừa đảo mang tính chiến lược trong các hệ thống AI dù chúng được thiết kế để vô hại và phải trung thực".

Trong nghiên cứu này, nhóm đã sử dụng GPT-4 là phiên bản mới nhất của hệ thống mô hình ngôn ngữ của công ty OpenAI (sở hữu và phát triển ChatGPT). Được biết phiên bản trước đó là GPT 3.5 được công ty này sử dụng để chạy ChatGPT lúc ra mắt vào tháng 11/2022.

Nhóm đã cung cấp cho GPT-4 một bộ lời nhắc dựa trên văn bản để tạo ra môi trường mô phỏng. Sau đó, nó được cấp quyền truy cập vào các công cụ tài chính để phân tích cổ phiếu, thực hiện giao dịch, lên kế hoạch cho các bước tiếp theo và cung cấp thông tin cập nhật cho các nhà quản lý tại công ty đầu tư giả định.

Nhóm nhà nghiên cứu đã "ép" ChatGPT kiếm tiền theo ba cách. Đầu tiên, họ gửi cho "nhà giao dịch chứng khoán AI" một email từ "người quản lý" của công ty, nói rằng công ty đang hoạt động không tốt và cần hoạt động tốt hơn nhiều trong quý tới. Tiếp theo, họ gửi email từ một đồng nghiệp dự đoán tình hình suy thoái trong quý tới.

Cuối cùng, họ đưa ra lời khuyên cho mô hình AI này rằng các nhà quản lý của công ty không chấp thuận giao dịch nội gián, và chờ xem mô hình sẽ trả lời như thế nào.

Nhóm cho biết họ đã chạy đi chạy lại kịch bản này nhiều lần, đo lường tần suất AI thực hiện giao dịch nội gián, tần suất nó nói dối và tần suất nó nhân đôi lời nói dối. Kết quả cho thấy khoảng 3/4 trong tổng các trường hợp bị ép như trên, GPT-4 đã thực hiện giao dịch dựa trên thông tin nội bộ mà nó nhận được, rồi nó cố giấu bằng cách nói dối "người quản lý" về suy nghĩ của mình.

Tệ hơn nữa, sau khi nói dối, trong khoảng 90% trường hợp, chatbot này đã tăng gấp đôi lời nói dối của mình.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện nhiều lần thử nghiệm tiếp theo, họ thay đổi cả mức độ khuyến khích hoặc ngăn cản hoạt động bất hợp pháp. Tuy nhiên, nền tảng AI này luôn cho ra kết quả từ "giao dịch nội gián".

Các nhà nghiên cứu trên không quên nhắc rằng họ chỉ thực hiện theo kịch bản đã nêu ra; nhóm không có kết luận cho môi trường thực tế.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tái hiện không gian trồng sâm Ngọc Linh tại Lễ hội sâm TP.HCM

Tại Lễ hội Sâm và Hương liệu, dược liệu Quốc tế TP.HCM năm 2024 sẽ có không gian nhà màng, tái hiện mô hình trồng sâm Ngọc Linh.

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

“Đã thèm” với lễ hội Bánh mì tại TP.HCM

Lễ hội Bánh mì đang diễn ra tại TP.HCM thu hút rất đông người dân và du khách. Lễ hội năm nay thay đổi địa điểm tổ chức, kỳ vọng mang lại nhiều trải nghiệm thú vị về ẩm thực cho khách tham quan.

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Sản phẩm cân bằng dinh dưỡng của Meiji đã có mặt tại thị trường Việt Nam

Công ty Cổ phần Sóng Thần Hà Nội (Magicwave) vừa phối hợp với Công ty TNHH Meiji Food Việt Nam tổ chức “Lễ ra mắt sản phẩm cân bằng dinh dưỡng MeiBalance của hãng sản xuất Meiji Nhật Bản và công bố hệ thống phân phối sản phẩm MeiBalance chính hãng tại Việt Nam”.

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Điện mặt trời áp mái tại các trụ sở công TP.HCM sẽ đạt hiệu quả cao

Tổng số trụ sở các cơ quan, đơn vị ở TP.HCM có điện mặt trời áp mái là 440 trụ sở với tổng công suất lắp đặt 43,312MWp; dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 650 tỷ đồng, theo ông Nguyễn Phương Duy, Phó trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM.

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Vì sao Việt Nam nên "hãm phanh" trong phân khúc khách sạn, resort hạng sang?

Mỗi năm tại Việt Nam có đến gần 20 triệu phòng trống ở các khách sạn bốn và năm sao, theo công ty tư vấn bất động sản Knight Frank. Vì vậy, các chủ đầu tư cần đi chậm lại trong phân khúc này.