Thứ bảy, 18/05/2024

Giảm sức cạnh tranh nếu đánh thuế VAT hàng Việt xuất khẩu?

17/03/2024 7:53 AM (GMT+7)

Theo các doanh nghiệp, việc áp thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu sẽ gây ra bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp, làm giảm sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam so với các quốc gia khác, dẫn tới nguy cơ giảm kim ngạch xuất khẩu .

Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến. Đáng chú ý, dự thảo lần này có điều khoản áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% đối với tất cả các dịch vụ xuất khẩu (ngoại trừ một số dịch vụ được quy định cụ thể).

Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam - cho rằng, việc đánh thuế VAT đối với dịch vụ xuất khẩu là không phù hợp với thông lệ và xu hướng của thế giới, làm tăng chi phí đối với hàng hóa Việt Nam.

Theo ông Hòe, khi áp dụng thuế VAT đối với dịch vụ xuất khẩu, các doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa vẫn được khấu trừ. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp chế xuất sẽ không thuộc đối tượng kê khai thuế và không có cơ chế được hoàn thuế.

“Việc áp dụng thuế đối với dịch vụ xuất khẩu sẽ gây ra sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp sản xuất hàng nội địa, bởi cùng là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu nhưng một bên được khấu trừ thuế, một bên không được”, ông Hòe nói.

Theo ông Hòe, đối với các doanh nghiệp chế xuất, toàn bộ khoản thuế phải nộp sẽ phải tính vào chi phí. Điều này dẫn đến giá thành của sản phẩm xuất khẩu bị đội lên rất nhiều.

Giảm sức cạnh tranh nếu đánh thuế VAT hàng Việt xuất khẩu?- Ảnh 1.

Các doanh nghiệp lo thuế VAT dịch vụ xuất khẩu sẽ làm giảm cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam

Kết quả dẫn đến doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam sẽ bị giảm sức cạnh tranh so với các đối thủ ở các quốc gia khác, giảm kim ngạch xuất khẩu . Từ đó không giữ chân được nhà đầu tư và giảm sức thu hút đối nhà đầu tư mới do chính sách thuế bất lợi hơn các quốc gia khác.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đồng tình với quan điểm này. Theo VCCI các quốc gia khác hiện đều áp thuế suất 0% cho dịch vụ xuất khẩu và cho phép doanh nghiệp được hoàn thuế đầu vào. VCCI chưa tìm thấy trường hợp nào đánh thuế đối với dịch vụ xuất khẩu.

"Đối với xuất khẩu dịch vụ, Luật Thuế VAT hiện nay cho phép hưởng thuế suất 0% nhưng trên thực tế nhiều doanh nghiệp vẫn thường bị áp mức thuế 10% do cán bộ thuế không phân biệt được đâu là dịch vụ tiêu dùng trong nước, đâu là dịch vụ xuất khẩu", đại diện VCCI chia sẻ.

Theo VCCI, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Đây là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước, với tốc độ tăng trung bình gần 15% mỗi năm. Do đó, việc áp dụng thuế VAT đối với dịch vụ xuất khẩu không những giảm sự cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam mà còn tạo thêm nhiều thủ tục về thuế cho doanh nghiệp. Điều này cũng đi ngược lại với chính sách khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu và chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia của Chính phủ.

Trước những bất cập kể trên, VCCI và VASEP đề nghị giữ nguyên quy định về thuế cho dịch vụ xuất khẩu được hưởng thuế suất 0% như quy định hiện hành. Đồng thời, Chính phủ cần giao cho Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp phân loại dịch vụ xuất khẩu và dịch vụ tiêu dùng trong nước.

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.