Chủ nhật, 19/05/2024

Dầu thô tiếp tục suy yếu, nông sản lao dốc mạnh

24/06/2022 6:00 PM (GMT+7)

Kết thúc phiên giao dịch ngày 23/6, thị trường hàng hóa chỉ nhận tín hiệu tăng giá của 5 trong tổng số 31 mặt hàng được giao dịch liên thông thế giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).

Dầu thô tiếp tục suy yếu, nông sản lao dốc mạnh mẽ - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)

Sự lao dốc của hầu hết các mặt hàng đã khiến chỉ số MXV-Index của cả 4 nhóm nguyên liệu đồng loạt sụt giảm, kéo theo mức giảm 2,79% của chỉ số MXV-Index chung xuống mức 2767,48 điểm. 

Tính chất giao dịch 2 chiều và nhà đầu tư vẫn có thể kiếm được lợi nhuận ngay cả khi giá giảm đã giúp giá trị giao dịch toàn Sở tăng thêm 4,45% lên hơn 5.000 tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền vẫn đang tập trung nhiều nhất ở 2 nhóm nông sản và năng lượng, chiếm gần 80% tổng giá trị giao dịch.

Dầu thô tiếp tục suy yếu, nông sản lao dốc mạnh mẽ - Ảnh 2.

Giá dầu chịu sức ép từ các nhà hoạch định chính sách

Dầu thô nối dài đà giảm trong bối cảnh các nhà giao dịch tiếp tục lo ngại về việc nhu cầu tiêu thụ sẽ bị ảnh hưởng do nguy cơ suy thoái kinh tế. Kết thúc phiên 23/6, hợp đồng dầu thô WTI tháng 8 giảm 1,81% về 104,27 USD/thùng, hợp đồng dầu thô Brent cùng kỳ hạn cũng đóng cửa thấp hơn 1,51% về 110,05 USD/thùng.

Giá dầu đang ở trong giai đoạn phản ứng rất mạnh với các tin tức xoay quanh chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Chủ tịch FED Jerome Powell cũng thường xuyên nhấn mạnh những cam kết sẽ kiềm chế lạm phát “vô điều kiện” và có thể sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. 

Trong hôm qua, báo cáo dầu khí hàng tuần của Cơ quan Quản lý thông tin năng lượng Mỹ (EIA) chưa được công bố do các vấn đề về hệ thống. Vì thế, các nhà giao dịch phản ứng dựa trên các số liệu của Viện Dầu khí Mỹ (API), và việc tồn kho dầu thô tăng mạnh 5,6 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 17/6 đã trực tiếp khiến cho sức ép bán gia tăng trên thị trường. 

Dầu thô tiếp tục suy yếu, nông sản lao dốc mạnh mẽ - Ảnh 3.

Các nhà giao dịch cũng trở nên bận tâm hơn về “điểm phá hủy nhu cầu”, khi mà không chỉ FED mà Chính quyền Tổng thống Biden cũng rất quyết tâm trong việc hạ nhiệt giá năng lượng. Các cuộc đàm phán giữa Bộ Năng lượng và các nhà sản xuất dầu lớn nhất ở Mỹ vẫn đang diễn ra, và mặc dù vẫn chưa đi đến một thỏa thuận nào, nhưng đây cũng là một nỗ lực của Nhà Trắng trong việc hạn chế đà tăng của giá nhiên liệu tại Mỹ. 

Theo Hiệp hội Ô-tô Mỹ (AAA), giá xăng trung bình tại nước này đã giảm khoảng 10 cents so mức đỉnh về 4,95 USD/gallon (3,79 lít), tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng giá xăng vẫn còn dư địa để tăng mạnh hơn trong thời gian tiêu thụ cao điểm của Mỹ. 

Ngoài ra, trong bối cảnh mà đồng USD tăng vọt vì các chính sách tiền tệ thắt chặt của FED, cộng với những lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế, các nhà đầu tư cũng có xu hướng sẽ cắt giảm tỷ trọng đối với các loại tài sản rủi ro, nên sức mua trên thị trường cũng giảm rất nhiều, thay vào đó là áp lực bán gia tăng khiến cho giá dầu có nguy cơ ngày càng tiến gần về mốc 100 USD.

Triển vọng nguồn cung nới lỏng gây áp lực lên giá nông sản

Triển vọng về vụ mùa ngô tại Mỹ và Ukraine, hai nước xuất khẩu lớn trên thế giới, đã dập tắt những lo ngại về nguồn cung trong ngắn hạn của thị trường và khiến giá ngô quay trở lại đà giảm mạnh.

Theo dự báo thời tiết mới nhất tại Mỹ, sẽ có mưa tại những khu vực gieo trồng ngô chính tại Midwest, ngay khi cây trồng bước vào quá trình thụ phấn, giai đoạn quyết định năng suất của ngô, là điều kiện thuận lợi cho vụ mùa và gây sức ép lên giá ngô Mỹ. Trong khi đó, tại Ukraine, hãng tư vấn APK-Inform dự báo Ukraine có thể xuất khẩu đến 25,7 triệu tấn ngô trong năm 2022, cao hơn rất nhiều so mức 9 triệu tấn ước tính của USDA. Nguồn cung từ quốc gia trên Biển Đen này được nới lỏng, bất chấp tình hình chiến sự đang diễn ra căng thẳng, đã khiến giá ngô giảm trong phiên.

Dầu thô tiếp tục suy yếu, nông sản lao dốc mạnh mẽ - Ảnh 4.

Đối với lúa mì, giá tiếp tục suy yếu sau khi đà giảm bị chững lại ở phiên hôm trước. Tại Nga, Interfax dẫn lời nguồn tin nội bộ cho biết, chính quyền nước này đang thảo luận về việc dần chuyển sang thu thuế xuất khẩu ngũ cốc bằng đồng rúp thay cho đồng đô-la Mỹ nhằm giảm thuế và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu lúa mì. Những thông tin trên mở ra triển vọng nguồn cung lúa mì từ Nga sẽ được nới lỏng trong thời gian tới và đã tạo áp lực cho giá lúa mì.

Đối với đậu tương, đà giảm tiếp tục trong phiên thứ 4 liên tiếp và giá đậu tương ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 2 tới nay. Xu hướng giảm này chủ yếu xuất phát từ những dấu hiệu tích cực về nguồn cung tại Mỹ. 

Theo dự báo thời tiết ở Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), dự báo lượng mưa tương đối lớn sẽ xuất hiện ở khu vực trung tâm Midwest trong cuối tuần này, đem lại độ ẩm cho đậu tương trong giai đoạn phát triển quan trọng nhất. Triển vọng năng suất mùa vụ Mỹ năm nay có thể sẽ được cải thiện so ước tính vào đầu tháng của USDA đã tạo áp lực lên giá đậu tương. 

Ngoài các yếu tố cơ bản về cung cầu của đậu tương, việc giá 2 thành phẩm lao dốc ngay từ khi bước vào đầu phiên cũng là yếu tố lý giải cho đà giảm hôm qua của mặt hàng này. Dầu đậu tương tiếp nối đà suy yếu với mức sụt giảm ngày càng lớn. Nguồn cung nới lỏng ở 2 quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới đã tạo áp lực lên giá nhóm dầu thực vật trong giai đoạn vừa qua. 

Bên cạnh đó, tồn kho tại Trung Quốc đang ở mức cao đã góp phần thúc đẩy lực bán đối với cả dầu và khô đậu tương. Mặc dù ngành chăn nuôi tại Trung Quốc đang có dấu hiệu hồi phục khi giá lợn cải thiện nhưng giai đoạn lockdown vừa qua vẫn khiến cho nguồn cung khô đậu nội địa đang ở mức cao. Cụ thể, tồn kho khô đậu tương tại Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần, lên mức 1,09 triệu tấn trong bối cảnh nhu cầu suy yếu. Điều này đã khiến cho giá khô đậu cũng giảm mạnh nhưng tác động trái chiều với dầu đậu đã giúp đà giảm đối với mặt hàng này dần được thu hẹp vào cuối phiên.

Dầu thô tiếp tục suy yếu, nông sản lao dốc mạnh mẽ - Ảnh 5.

Tại thị trường nội địa, giá thịt heo hơi tăng giảm trái chiều tùy từng khu vực. Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là mức tăng tương đối mạnh từ 1.000-4.000 đồng tại khu vực miền bắc. Hiện nay, giá heo hơi trên thị trường dao động trong khoảng 51.000-61.000 VND/kg. Mặc dù giá thức ăn chăn nuôi đang có xu hướng hạ nhiệt do nguồn cung nguyên liệu cải thiện, nhưng việc nguồn cung lợn từ miền bắc bị siết chặt do kiểm dịch là yếu tố khiến giá lợn vượt mốc 60.000 VND/kg.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Công ty Phương Trang cho biết sẵn sàng đầu tư xe buýt thuần điện mới nhằm góp phần "xanh hóa" hệ thống giao thông đô thị tại TP.HCM.

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa ký thỏa thuận với công ty The Green Solutions trụ sở tại TP.HCM để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho dự án hydro xanh Trà Vinh, dự án năng lượng hydro xanh đầu tiên tại Việt Nam.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.