Thứ bảy, 18/05/2024

Chứng khoán giảm mạnh, thanh khoản tăng cao: Nhà đầu tư nên ứng phó thế nào?

09/03/2024 3:25 PM (GMT+7)

Thị trường chứng khoán "lao dốc" mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần (8/3) khi áp lực chốt lời tăng mạnh khiến VN-Index mất tới hơn 21 điểm với 408 mã giảm và chỉ 89 mã tăng giá. Hầu hết các nhóm ngành đều giảm điểm, trong đó cổ phiếu ngân hàng là gánh nặng lớn nhất cho thị trường.

Chứng khoán giảm mạnh, thanh khoản tăng cao: Nhà đầu tư nên ứng phó thế nào?- Ảnh 1.

Thị trường "rực lửa" phiên giao dịch ngày 8/3, VN-Index mất tới hơn 21 điểm. Nguồn: Vietstock

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một tuần giao dịch đầy biến động với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm. Sau 4 tuần tăng điểm liên tiếp và 4 tháng đi lên liên tục, VN-Index đã đóng cửa tuần giao dịch với phiên cuối tuần (8/3) giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2023, rớt mất hơn 21 điểm.

Diễn biến bất ngờ trong phiên cuối tuần qua đã khiến nhiều nhà đầu tư không khỏi hoang mang.

Để có cái nhìn toàn cảnh về thị trường tuần vừa qua và xu hướng, dự báo trong thời gian tới, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam, nhằm giúp nhà đầu tư tham khảo và đưa ra quyết định hành động tốt nhất cho tuần giao dịch tiếp theo.

Theo ông Phương, phiên giảm cuối tuần qua đến từ việc các nhà đầu tư mạnh dạn chốt lời chứ hiện tại không có bất cứ thông tin nào xấu, thông tin ảnh hưởng đến nền kinh tế hay bất cứ các chính sách nào bất lợi cho tương lai cả.

Chứng khoán giảm mạnh, thanh khoản tăng cao: Nhà đầu tư nên ứng phó thế nào?- Ảnh 2.

Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam. Ảnh: NVCC

"Khuya hôm qua, Cục Dữ trự Liên bang Mỹ (FED) có cuộc họp và việc cơ quan này có sự thận trọng, thậm chí có thể chưa giảm lãi suất trong kỳ tháng 3 này cũng đã được dự báo trước rồi. Đây là thông tin được nhà đầu tư ngóng chờ nhất cũng đã được dự báo và chuẩn bị tâm lý nên việc này cũng không còn ảnh hưởng", ông Phương nói.

Theo chuyên gia này, nhìn chung đà giảm của thị trường không đến từ những bất ngờ, rủi ro, nguy hiểm mà chỉ là do nhà đầu tư chốt lời. Vì vậy, đây sẽ là cơ hội cho những nhà đầu tư thời gian qua chưa có dịp tham gia thị trường có thể canh những cổ phiếu bị điều chỉnh sâu, bị giảm mạnh để mua dần vào.

"Các nhà đầu tư đã chốt lời trong giai đoạn vừa qua, thậm chí cả chốt lời phiên hôm qua có thể cân nhắc mua dần vào cổ phiếu trong những phiên sắp tới khi thị trường có những đợt rung lắc và thị giá các cổ phiếu đã trở về vùng giá hợp lý hơn. Bởi vì thị trường từ sau Tết đến nay đã tăng khá tốt", ông Phương nói thêm.

Còn theo ông Đinh Quang Hinh, Trưởng Bộ phận vĩ mô và Chiến lược thị trường, Khối Phân tích Công ty Chứng khoán VNDIRECT thì nhận định, phiên giao dịch cuối tuần qua (8/3), áp lực chốt lời tăng mạnh khi chỉ số VN-INDEX chinh phục ngưỡng kháng cự 1.280 điểm "bất thành" trong phiên cuối tuần qua.

Đà bán xuất phát từ nhóm cổ phiếu ngân hàng, vốn dẫn dắt đà tăng thị trường gần đây và dần lan rộng ra toàn thị trường. Lực bán càng gia tăng về cuối phiên ngày thứ sáu và kéo chỉ số VN-INDEX xuống dưới ngưỡng 1.250 điểm.

Mặc dù trải qua một phiên điều chỉnh mạnh, nhà đầu tư không nên hoảng loạn mà bán tháo cổ phiếu. Thực tế, xu hướng tăng của thị trường chưa bị phá vỡ khi chỉ số VN-INDEX vẫn đang giao dịch trên đường MA20.

Bên cạnh đó, những lo ngại đối với tỷ giá và thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng đã có tín hiệu lắng dịu. Đáng chú ý, sau khi vượt vùng 24.700 đồng đổi 1 USD, tỷ giá USD/VND liên ngân hàng đã lùi dần về vùng 24.650 đồng trong phiên cuối tuần. Do đó, tâm lý thị trường có thể sớm ổn định trở lại.

Nhà đầu tư nên thận trọng quan sát kỹ lực cầu tại vùng hỗ trợ 1.230 điểm (+/10 điểm). Nếu giữ vững được vùng này, xu hướng tăng của thị trường sẽ được bảo toàn và dòng tiền có thể luân chuyển sang những nhóm cổ phiếu đã có nhịp tích lũy thời gian vừa qua như nhóm thép, chứng khoán, bất động sản và một số cổ phiếu vốn hóa vừa (mid-cap)...

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.