Thứ bảy, 18/05/2024

40% người tiêu dùng Việt tiếp tục cắt giảm mua sắm, sức cạnh tranh ngày càng "khốc liệt" ngay sân nhà

08/03/2024 9:53 AM (GMT+7)

Khoảng 40% người tiêu dùng trong nước tham gia khảo sát cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm mua sắm trong năm nay. Điều này càng khiến cuộc cạnh tranh bán hàng giữa các doanh nghiệp ngày càng "khốc liệt" hơn trước bài toán thâm nhập, chinh phục người tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường.

Kết quả cuộc khảo sát người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao 2024 được công bố hôm qua (7/3) là một kết quả rất đáng suy ngẫm: Trong bối cảnh kinh tế được đánh giá đang phục hồi dần, nhưng vẫn có trên 40% người tiêu dùng trong nước tham gia khảo sát cho biết sẽ tiếp tục cắt giảm mua sắm.

Trong khi đó, chỉ khoảng gần 1/3 số người tiêu dùng được khảo sát (30%) cho biết mức chi tiêu mua sắm năm 2024 sẽ tăng hơn chút ít so với năm 2023, và 30% người tiêu dùng cho biết không thay đổi mức mua sắm so với năm 2023.

40% người tiêu dùng Việt tiếp tục cắt giảm mua sắm, sức cạnh tranh ngày càng "khốc liệt" ngay sân nhà- Ảnh 1.

40% người tiêu dùng Việt tiếp tục cắt giảm mua sắm trong năm nay. Ảnh: Phương Uyên

Chặng đường khó khăn đối với doanh nghiệp Việt vẫn còn phía trước

Đánh giá về kết quả khảo sát này, bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, thẳng thắn, có thể thấy thời gian trước mắt, ít nhất là 6 tháng đầu năm 2024 vẫn là chặng đường khó khăn đối với doanh nghiệp Việt trước bài toán thâm nhập, chinh phục người tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường.

"Khi thu nhập của người dân giảm, đặc biệt với người lao động khu vực các nhà máy sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài vẫn còn đang gặp khó khăn. Một khi thu nhập của họ sụt giảm thì việc tiếp tục cắt giảm mua sắm là khó tránh khỏi", bà Kim Hạnh, nhận định.

Cũng theo bà Vũ Kim Hạnh, trong khi sức mua thấp, DN bán hàng kém, thì các tổng kho lớn đã được xây dọc biên giới phía Bắc và hàng tiêu dùng Trung Quốc đã tăng lượng bán xuyên biên giới. Lợi thế của họ là chất lượng ổn, giá rẻ, vận chuyển nhanh, mẫu mã đa dạng sẽ tạo nên sức cạnh tranh đầy khốc liệt trong giai đoạn khó khăn này.

40% người tiêu dùng Việt tiếp tục cắt giảm mua sắm, sức cạnh tranh ngày càng "khốc liệt" ngay sân nhà- Ảnh 2.

Bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao. Ảnh: A.Quỳnh

Dẫn chứng một ví dụ, có mặt hàng cũng tương tự về mẫu mã nhưng hàng sản xuất trong nước có mức giá tới 300 nghìn đồng/sản phẩm, nhưng mặt hàng tương tự của Trung Quốc chỉ trên dưới 90 nghìn đồng/sản phẩm.

"Tôi không hiểu sao mà họ có thể có sản phẩm cạnh tranh khốc liệt như thế", bà Hạnh nói.

Ông Nguyễn Văn Phượng, phụ trách chương trình khảo sát bình chọn HVNCLC, cũng cho biết "thói quen" tiêu dùng đã thay đổi lớn sau đại dịch Covid-19.

Theo ông Phượng, thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam đang phát triển thực sự về chiều sâu. Người tiêu dùng không chỉ coi trọng các yếu tố chất lượng cảm nhận, độ bền, giá cả, mà ngày càng quan tâm đến sản phẩm tốt cho sức khỏe.

“Bên cạnh đó, trong bối cảnh thế giới với nguồn tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường gia tăng, biến đổi khí hậu đang ngày một xấu… nên hầu hết các báo cáo, nghiên cứu đều nhận định: Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Từ đó, các xu hướng này sẽ chi phối và thúc đẩy việc phát triển kinh tế phải đảm bảo cho các nguồn lực tự nhiên được tiết kiệm, phát huy hiệu quả, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cả về số lượng và môi trường sống trong tương lai”, ông Phượng, nhấn mạnh.

Thay đổi để thích nghi

Trước bối cảnh hoạt động bán lẻ hàng hóa vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khi người tiêu dùng tiếp tục "thắt chặt hầu bao" thì việc tìm động lực cho lĩnh vực này khởi sắc hơn là rất quan trọng.

Theo bà Vũ Kim Hạnh, nhìn vào kết quả khảo sát năm 2024 của Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, có thể thấy một đặc điểm khá rõ nét là các kênh bán lẻ truyền thống (GT) hiện vẫn chiếm ưu thế, đặc biệt là cửa hàng chuyên/cửa hàng tạp phẩm/đại lý trong việc cung ứng hầu hết các loại sản phẩm tiêu dùng do những hấp lực về chất lượng, giá cả, đặc biệt là sự thuận tiện hay sự thân thiện của người bán.

Theo đó, các kênh GT thích ứng cách linh hoạt các phương thức bán hàng mới, ngày càng chuyên nghiệp như cho phép đặt hàng qua Zalo, thanh toán (không dùng tiền mặt) qua ví điện tử hay chuyển khoản qua ngân hàng.

Và theo khảo sát, đến nay mua sắm trực tuyến (online) không chỉ được duy trì mà tiếp tục gia tăng. Hầu hết các sản phẩm đều mua bán online, trong đó các sản phẩm may thêu, mỹ phẩm, điện tử chiếm tới 30% khách mua.

Từ đó, theo Chủ tịch Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao Vũ Kim Hạnh, hơn lúc nào hết, các DN bên cạnh việc phải luôn duy trì sản phẩm chất lượng tốt, tính toán lại về chiến lược và mô hình kinh doanh.

"Thời gian gần đây các kênh bán hàng online đã thích ứng và khai thác tốt nhu cầu mua sắm kết hợp giải trí của người tiêu dùng với các hình thức livestream (phát trực tiếp) bán hàng, tiêu biểu như TikTok Shop, được xem là hình thức buy-entertainment (mua sắm kết hợp giải trí) trên nền tảng kỹ thuật số. Xu hướng này sẽ tiếp tục "nở rộ" trong thời gian tới với sự đầu tư đa kênh, đa nội dung của những người bán hàng livestream.

Việc thay đổi cách tiếp cận trong việc bán hàng cũng là cơ hội để hàng Việt có thể xuất khẩu sang những thị trường lớn tỷ dân", bà Hạnh bộc bạch.

Trong khi đó, về phía Bộ Công Thương, một số giải pháp được đơn vị này đưa ra để kích thích sức mua trong năm nay là các DN cần tập trung kích cầu nội địa, phát triển thương mại điện tử, đẩy mạnh chuyển đổi số, cũng như chú trọng đầu tư hiện đại hóa hệ thống phân phối ở vùng nông thôn, miền núi và kết hợp chặt chẽ giữa thương mại truyền thống với hiện đại...

"Việc giảm thuế GTGT năm 2024 ngay từ đầu năm, trên thực tế là tiếp tục thực hiện chính sách này đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ năm (tháng 6/2022) thêm 6 tháng nữa là rất hợp lý trong bối cảnh chúng ta cần phải kích cầu, không chỉ kích cầu đầu tư công, đầu tư tư nhân, mà phải tập trung kích cầu tiêu dùng nội địa.

Bởi, nếu chỉ kích cầu đầu tư thông qua việc giảm, miễn, gia hạn các loại tiền phí, lệ phí, các loại thuế và tiền thuê đất làm giảm chi phí đầu vào, nhưng nếu đầu ra không tiêu được, thì cũng không thúc đẩy được sản xuất, kinh doanh, vì hàng hóa, dịch vụ làm ra biết tiêu đi đâu...", chuyên gia kinh tế Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam, nhận định.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Gỡ điểm nghẽn, phát triển điện mặt trời mái nhà

Điện mặt trời mái nhà có thể mang lại lợi ích đa chiều về môi trường, kinh tế - xã hội. Thực tế, nhiều mô hình kết hợp điện mặt trời với sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản đã thành công ở nhiều địa phương, tạo ra những mô hình phát điện mặt trời phi tập trung với nhiều ưu thế.

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng, tại sao không?

Giá vàng “nhảy múa”, biến động bất thường, càng khiến dư luận đòi hỏi câu trả lời, tại sao không xóa bỏ độc quyền trong nhập khẩu, sản xuất và kinh doanh vàng miếng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Ai đang thao túng và trục lợi từ giá vàng?

Giá vàng càng biến động mạnh, chênh lệch mua vào - bán ra càng lớn, càng tạo nhiều lợi nhuận cho các “nhà cái”. Giải pháp bình ổn bằng cách nhập khẩu vàng hay phá thế độc quyền vàng miếng SJC đều không phải giải pháp căn cơ để bình ổn thị trường vàng mà là điều kiện mang lợi ích cho doanh nghiệp kinh doanh vàng.

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Thăng trầm tỷ phú đô la Việt Nam, tài sản tỷ USD vẫn chưa được xướng tên

Tài sản của các tỷ phú có đóng góp lớn của cổ phiếu nắm giữ, do đó tài sản thường biến động liên tục dưới tác động của thị trường. Không thiếu doanh nhân Việt từng cán mốc tài sản 1 tỷ USD nhưng vẫn chưa được bảng xếp hạng thế giới điểm tên.

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Xu hướng mới của văn phòng cho thuê để giữ chân khách

Thị trường văn phòng cho thuê đang ghi nhận xu hướng chuyển dịch về nhu cầu từ phía khách thuê, buộc chủ đầu tư văn phòng thay đổi không chỉ về giá mà còn nhiều yếu tố để giữ chân khách thuê.

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng, vì sao càng can thiệp giá càng tăng?

Chiều ngày 6/5, giá vàng miếng SJC tăng lên trên 86 triệu đồng/lượng. Đây là mức cao nhất cao nhất trong lịch sử và nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan quản lý.